Cứ khoảng 6 người ở Hồng Kông thì có một người muốn đặc khu hành chính này của Trung Quốc tách ra để trở thành độc lập hoàn toàn với đại lục, theo khảo sát của một cuộc thăm dò, mặc dù một số người trong số đó nghĩ điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Theo kết quả của một cuộc thăm dò được công bố vào chủ nhật vừa rồi, 17,4% những người được khảo sát phần nào hỗ trợ hoặc hỗ trợ mạnh mẽ cho việc đấu tranh kêu gọi giành độc lập cho Hồng Kông.
Hồng Kông nằm trong thỏa thuận 50 năm "một quốc gia, hai chế độ", theo đó đặc khu hành chính này có thể chế chính trị khác với Trung Quốc đại lục nhưng vẫn bị chi phối bởi Bắc Kinh, thỏa thuận này sẽ hết hạn vào năm 2047.
Một cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông năm 2015. Ảnh: Reuters |
Khoảng 22,9% tỏ ra trung lập, theo cuộc thăm dò được tiến hành bởi Đại học Trung Quốc của Trung tâm Truyền thông và điều tra dư luận Hồng Kông. Khoảng 57,6% tỏ ra chống lại các ý tưởng độc lập, trong số đó có những người phản đối mạnh mẽ.
Hồng Kông, một cựu thuộc địa của Anh, được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 theo một thỏa thuận, trong đó đặc khu này sẽ chịu sự kiểm soát cuối cùng của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc hứa sẽ trao cho Hồng Kông quyền tự do hơn và luật pháp riêng biệt trong ít nhất 50 năm.
Căng thẳng đã tăng trong hai năm qua, các nhà hoạt động nói rằng Trung Quốc đã không tuân theo các thỏa thuận trong khi Bắc Kinh nói rằng các nhà hoạt động này đang hoạt động ngoài vòng pháp luật.
Hai bên đã xảy ra những cuộc đụng độ trên kéo dài hàng tháng trời khi mọi người xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ, đấu tranh bạo động để yêu cầu chính phủ xem xét lại các thỏa thuận gây tranh cãi.
Một nhóm nhỏ nhưng rất có tiếng nói của các nhà hoạt động cũng đã kêu gọi độc lập từ Trung Quốc, nhóm này cũng đã nhận được các đề cử cho cuộc bầu cử vào các cơ quan lập pháp của Hồng Kông vào tháng 9 tới.
Các quan chức thành phố đã ngay lập tức có động thái cản trở các ứng viên này bằng cách bắt các ứng viên phải ký một tuyên bố ủng hộ rằng Hồng Kông là một phần lãnh thổ "bất khả xâm phạm" của Trung Quốc. Những người không ký vào bản thỏa thuận và những người thúc đẩy hoặc có chủ trương đòi độc lập có thể được coi là không đủ điều kiện ứng cử.
Đáng chú ý, trong số những người ủng hộ giành độc lập, rất ít trong số đó nhìn thấy nó như là một khả năng thực sự. Theo thăm dò, ít hơn 4% số người được hỏi nghĩ rằng việc giành độc lập là khả thi.
Cuộc thăm dò được tiến hành qua điện thoại với 1.010 người trong độ tuổi 15 trở lên kể từ ngày 6/7/2015.
Quý Vũ (Reuters)