Cúng Ông Công ông Táo là một trong những nghi thức quan trọng nhất của người Việt khi Tết đến xuân về. Bên cạnh việc lau dọn bàn thờ, dọn dẹp nhà cửa, sắp đồ cúng… thì các gia đình cũng nên cẩn trọng trong một số việc như sau, tránh dính phải những điều đại kỵ không nên có.
1. Không cúng chung ông Công, ông Táo ở dưới bếp
Nhiều gia đình cho rằng ông Công ông Táo là vị thần bếp thì thế sẽ để mâm đồ lễ và mâm cơm ở dưới bếp nhằm tưởng nhớ. Tuy nhiên quan niệm này là sai lầm bởi ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, trong khi đó ông Táo là 3 vị trông coi bếp núc của gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp dùng để tiễn chung ông Công, ông Táo về trời là chưa đúng. Nghi lễ đúng chính là gia chủ cúng ông Táo dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính cùng với mâm của gia tiên.
2. Dâng cúng đồ phạm kỵ
Trong ngày cúng ông Công ông Táo, bạn nên tránh dâng lên những món đồ cấm kị như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó...
3. Không cúng lễ vào giờ đại kỵ
Ông Táo thường bay về trời báo cáo Ngọc hoàng vào 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm xưa thì bạn cần phải báo cáo Táo quân trước đó để ông Táo còn tổng hợp rồi lên trời báo cáo. Theo các chuyên gia Phong thủy, ngày 23 tháng Chạp bạn có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h - 7h hoặc 9 - 11h.
4. Không đặt bàn thờ ông Táo quá xa bếp nấu, nằm trên bồn rửa
Ngũ hành Táo quân thuộc "Hỏa”, Thủy khắc Hỏa, vì vậy bàn thờ ông táo không được đặt trên bồn rửa, cũng không được đặt xa bếp nấu. Hướng bàn thờ ông Táo nên trùng với hướng của bếp (hoặc song song).