Tin mới

Cuộc sống khó khăn và nỗi ám ảnh của người dân nơi MH17 bị bắn hạ

Thứ tư, 30/07/2014, 15:29 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Cả thế giới đã bàng hoàng khi chứng kiến kết cục đau đớn của 298 con người vô tội trên máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines, nhưng người ta dường như quên mất rằng, thảm họa cũng gây ra một cơn hoảng loạn nghiêm trọng, thứ đang bao trùm lên ba ngôi làng nằm cách biên giới Nga - Ukraina gần 50 km.  

(Tinmoi.vn) Cả thế giới đã bàng hoàng khi chứng kiến kết cục đau đớn của 298 con người vô tội trên máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines, nhưng người ta dường như quên mất rằng, thảm họa cũng gây ra một cơn hoảng loạn nghiêm trọng, thứ đang bao trùm lên ba ngôi làng nằm cách biên giới Nga - Ukraina gần 50 km.

Cả thế giới đã bàng hoàng khi chứng kiến kết cục đau đớn của 298 con người vô tội trên máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines. Vụ tai nạn cũng dẫn tới một cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng ở khu vực. Các chính quyền đổ lỗi cho nhau, trong khi người nhà các nạn nhân chỉ có thể chờ đợi trong vô vọng.  Nhưng người ta dường như quên mất rằng, thảm họa cũng gây ra một cơn hoảng loạn nghiêm trọng, thứ đang bao trùm lên ba ngôi làng nằm cách biên giới Nga - Ukraina gần 50 km.

Sau khi máy bay rơi, hầu như không ai tới và giúp họ.  Trong khi người ta đưa phần lớn thi thể ra khỏi hiện trường, khoảng 6.500 dân thường ở Petropavlivka, Rozsypne và Grabovo vẫn còn kinh hãi. Cái chết của hàng trăm con người xa lạ khiến họ lo ngại về tương lai sắp tới.

Natalya Voloshina là người đứng đầu Petropavlivka, một trong ba làng nằm ngay cạnh hiện trường vụ tai nạn hôm 17/7. Trong vài tháng qua, bà không thể trả lương cho nhân viên, tiền phụ cấp cho người già và hóa đơn năng lượng, bởi Kiev hầu như không rót ngân sách cho làng nữa. Mỏ than, nơi chồng bà đang làm việc, cũng sắp ngừng hoạt động. Làn sóng chiến tranh dường như đã chạm tới rìa ngôi làng nhỏ bé, nghèo nàn và hẻo lánh này.

Natalya Voloshina, thị trưởng Petropavlivka, chụp ảnh bên ngoài tòa thị chính của ngôi làng

Rồi máy bay chở khách rơi. Một góc cabin nằm vắt vẻo trên ngọn cây giữa sân của trụ sở chính quyền làng, còn hành lý và quần áo của hành khách vương vãi ngoài vườn một căn biệt thự cổ, với những ô cửa sổ hình vuông, The Wall Street Journal đưa tin. Dân làng vội vã lao xuống hầm vì tưởng ngày tận thế đã tới.

Buồng lái và hàng chục thi thể trên chiếc Boeing 777 đã rơi xuống Rozsypne, làng nằm cách Petropavlivka khoảng hai dặm (3,2 km). Những phần còn lại của động cơ đã cháy, trong khi bộ phận hạ cánh và cánh của máy bay biến thành một quả cầu lửa và rơi xuống gần Grabovo, ngôi làng còn lại.  Thậm chí cuối tuần trước, người dân vẫn thấy một con gấu bông Pooh nằm trơ trọi trên cánh đồng ngăn cách Grabovo và Petropavlivka. Những tia nắng mùa hè làm hắt lên cuốn sách "Cha và con trai" của tác giả Ivan Turgenev, phiên bản tiếng Hà Lan, gần đó.  

Những ngày sau đó, bà trưởng làng 43 tuổi tình cờ phát hiện nửa còn lại của cơ thể một người đàn ông nằm giữa một bụi cây gần văn phòng. Từ đó tới nay bà không thể ngủ ngon.

"Trong mắt mọi người, tôi phải có vẻ mạnh mẽ, quả quyết và bình tĩnh", Voloshina nói, đôi tay vẫn run lên khi nhớ về ngày định mệnh 17/7. "Nhưng khi về nhà, tôi chỉ biết úp mặt xuống gối và khóc", bà chia sẻ. 

Không người dân nào trong 3 làng thiệt mạng, nhưng vết thương trong tim họ sẽ tồn tại mãi. Chẳng chuyên gia nào tới và hướng dẫn bà Voloshina hay những trưởng làng còn lại về cách xử lý khủng hoảng.  Chiến sự liên miên buộc Kiev phải cắt giảm ngân sách cho khu vực miền đông đất nước. Chính quyền và cảnh sát địa phương phải làm việc không lương, trong khi các quan chức quốc tế vẫn hành động rất chậm chạp và gần như mất liên lạc. Đội công tác do Hà Lan dẫn đầu cuối cùng cũng không thể tới hiện trường. 

"Chúng tôi đã hỏi người ta về cách thức hàng động, nhưng không ai trả lời", Voloshina, người từng là giáo viên môn toán, kể. Bà cũng muốn tìm người hỗ trợ việc nhặt những phần còn lại của máy bay và đóng gói đồ đạc của hành khách. Nếu cấp trên không hướng dẫn, Voloshina sợ rằng bà sẽ làm sai quy cách.

Trước vụ tai nạn, người dân ở các ngôi làng đã sống dưới mức nghèo khổ. Mỗi người cao tuổi chỉ nhận khoản tiền trợ cấp 125 USD mỗi tháng, trong khi lương của thợ mỏ là 550 USD/tháng. Chiến tranh khiến các mỏ than rơi vào tình trạng tê liệt, các nhà máy phải đóng cửa và tạm dừng việc đồng áng. Một số người đã chạy, còn một số người lại quyết định tham chiến.  Chỉ trong vài tháng, thông tin về chiến tranh đã lan truyền nhanh giữa những quả đồi phủ kín hoa hướng dương.

Một mảnh vỡ của chiếc máy bay nằm trong vườn ở Petropavlivka

Hồi tháng 5, Cha Sergei, một linh mục tại Grabovo, đã tổ chức một cuộc tuần hành nhân ngày Lễ Các Thánh, với mong muốn có thể giúp làng thoát khỏi làn sóng bạo lực. Những mảnh vỡ của MH17 nằm ngay dưới cây thập tự, nơi lễ diễu hành kết thúc. Giờ đây, cha Sergei có thể cầu xin đức Chúa bảo vệ Grabovo khỏi họa chiến tranh.  "Chúng tôi cứ ngỡ hôm đó là ngày tận thế", vị mục sư nói về cảnh tượng quả cầu lửa và những âm thanh tựa như tiếng bom nổ đột ngột xuất hiện trên bầu trời. Các bộ phận của thi thể người nhanh chóng rơi xuống ngay sau đó.

Nhiều người vội vã bỏ làng vì lo sợ nó sẽ sớm chìm trong biển máu. Vladimir Berezhnoi, trưởng làng Grabovo, yêu cầu người dân đưa những đứa rẻ về nhà, sau khi chứng kiến những thi thể lao xuống cánh đồng. 

Cách đó vài dặm, Oleg Miroshnichenko, trưởng làng Rozsypne, gần như không nghĩ được gì khi nghe hai tiếng nổ lớn, trước khi 40 tử thi rơi xuống. Điện thoại của ông đổ chuông liên tục. "Thi thể ở đây và ở kia nữa", Miroshnichenko kể. Ông nói thêm rằng rất nhiều thi thể rơi trong tình trạng trần truồng. 

Lực lượng cứu hộ ở Donetsk xuất hiện, chụp ảnh và đánh dấu những vị trí mà xác rơi. Phiến quân, với vũ khí và đạn, cũng đến để canh gác hiện trường.  Trong khi đó, những người đứng đầu ba ngôi làng luôn túc trực, chờ đợi thông báo về việc di chuyển các thi thể. Nhưng họ không nhận được câu trả lời.

Trong nhiều ngày, lực lượng ly khai không ngừng tranh cãi với chính phủ Ukraine về việc ai sẽ tiếp quản công việc. Các quan chức quốc tế đã xuất hiện, nhưng không thể thay đổi tình hình. Giới chức Mỹ và châu Âu thì từ chối nói chuyện với lực lượng ly khai và không ai nhớ tới các làng lân cận. 

"Kiev hoặc ai đó phải đưa ra chỉ dẫn về cách thức hành động", ông Miroshnichenko nói khi đang ngồi dưới gốc cây bạch dương. 

Không thể chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài, dân làng và lực lượng cứu hộ tự xử lý những thi thể đã bắt đầu phân hủy dưới cái nắng mùa hè. Các thợ mỏ cũng quyết định góp sức. Những con người nổi tiếng mạnh mẽ, sắt đá, giờ cũng rơi nước mắt khi phải làm những việc không ai muốn.

 

Một góc cabin nằm vắt vẻo trên ngọn cây giữa sân tòa thị chính Petropavlivka

Ở Grabovo, các công nhân dựng lên những lều màu cam ở giữa cánh đồng, bên cạnh các xác chết và ngủ ở đó từ đêm này qua đêm khác. Dân làng đem súp, nước và bánh mì tới để giúp họ cầm hơi. 

Sáng đầu tiên sau thảm họa, dân làng Grabovo tập trung bên ngoài nhà thờ Orthodox. Cha Sergei làm lễ dưới chiếc mái vòm màu xanh kẻ trắng và bức họa được vẽ từ năm 1802.  Chuyên gia đầu tiên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng đến Grabovo trong ngày 18/7. Các binh sĩ mang súng không được phép ra, vào hiện trường. OSCE cáo buộc lính ly khai làm việc thiếu chuyên nghiệp và thường xuyên say xỉn. 

Dù vậy, ông Berezhnoi, trưởng làng Grabovo, vẫn khẳng định không một quan chức nào gặp ông. 

"Họ không đến chỗ tôi, cũng không nghĩ tới tôi", ông nói.  Trước vụ tai nạn, người đàn ông này không nghĩ sẽ phải trải qua nỗi đau nào lớn hơn việc mất mẹ và vợ. 

"Tôi đã 60 tuổi và chưa từng chứng kiến sự kiện nào tồi tệ như vậy. Và tôi dám chắc trong suốt phần đời còn lại, tôi sẽ không bao giờ thấy thứ gì tệ hơn", ông nói. 

Lena Dolgova, một dân làng Hrabove, cũng đang phải vật lộn để tiếp tục cuộc sống sau vụ tai nạn. Suốt nhiều ngày, bà phải đi ngang qua những cơ thể phân hủy để tới cửa hàng bán lẻ duy nhất của cả làng. Chiến tranh chưa lan tới Grabovo, nhưng vụ tai nạn đã khiến cả làng tổn thương.  "Nó giống như những chương của một cuốn sách", bà Dolgova nói. "Một ngày trước vụ tai nạn, và ngày mà phần còn lại của cuộc đời chúng tôi bắt đầu".

Voloshina cho biết, chồng bà cùng các thợ mỏ cũng gia nhập nhóm cứu hộ. Họ đeo găng tay cao su màu tím và để thi thể của các nạn nhân lên thứ trông như những cáng từ thời Xô Viết, trước khi đặt họ vào túi màu đen. 

"Chồng tôi là một người đàn ông cao to, khỏe mạnh. Vậy mà ông ấy không vẫn không thể kìm nổi nước mắt", Voloshina nói. 

Voloshina cũng bác bỏ thông tin về việc dân làng ở Petropavlivka đã lấy trộm đồ dùng cá nhân của các hành khách.

Hồi tuần trước, một phụ nữ trung niên xuất hiện trong văn phòng của bà với đôi mắt đẫm nước và gương mặt tái nhợt. Người này đem đến một con búp bê mang tên Emma, được bà tìm thấy ngay trong vườn nhà. Voloshina để con búp bê trong một chiếc túi nhựa màu tím, bên cạnh rất nhiều thứ vật dụng khác, được dân làng tìm thấy mỗi ngày: vali, quần áo, ví, USB,... "Chúng tôi giữ nó lại và chờ đợi", Voloshina nói. Bà hứa sẽ tìm mọi cách để đưa Emma về nhà.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Báo Nga: "Phương Tây nên giữ lấy răng vì ngụy tạo vụ MH17"

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda, các chuyên viên quân sự Nga cho rằng, báo cáo sơ bộ mới công bố của nhóm nghiên cứu quốc tế điều tra vụ máy bay MH17 bị bắn hạ rất giống với lối điều tra của WADA về các vận động viên Nga tại Olympic và Paralympic.