Trung Quốc đang chuẩn bị "chơi lớn hoặc về nhà" tại Biển Đông - tờ National interest phân tích.
Ảnh minh họa: National Interest |
Thông báo về việc Trung Quốc xây những nhà chứa máy bay được gia cố để bảo vệ các máy bay chiến thuật khỏi các cuộc tấn công bên ngoài cùng với sự xuất hiện của "những cấu trúc không không rõ" (bất kỳ nhà quan sát nào được đào tạo cũng dễ nhận ra đó là những công sự tên lửa) chứng tỏ công bố của Trung Quốc về một khu vực ngăn chặn kinh tế và quân sự đối với Biển Đông sắp xảy ra. Thời điểm ra thông báo không phải ngẫu nhiên và cá chiến lược gia người Mỹ phải chuẩn bị để bảo vệ hệ thống quốc tế toàn cầu vốn được thành lập từ 70 năm trước hoặc chấp nhận sự sụp đổ không thể tránh khỏi.
Các nhà chứa máy bay chiến đấu cơ tại đá Chữ Thập và đá Subi dường như đã gần hoàn thành trong khi những chiếc tại đá Vành Khăn đang trong giai đoạn đầu xây dựng. Mỗi nhà chứa máy bay có khả năng chứa tới 24 chiến đấu cơ kết hợp để làm căn cứ cho 72 chiếc máy tiền tiêu tại vùng trời Biển Đông vào bất cứ lúc nào. Sự kết hợp này có thể dễ dàng thiết lập ưu thế trên không trong khoảng thời gian dài. Bản chất của thiết kế nhà chứa được tăng cường là có thể bảo vệ các máy bay khỏi một cuộc tấn công bằng những vũ khí lớn nhất.
"Những cấu trúc không rõ" được ghi nhận trong các bức ảnh trên không giống với những công sự tên lửa được nhìn thấy ở bất cứ nơi nào của Trung Quốc. Những thực thể nhân tạo cũng được xây thêm mỗi nơi một hải đăng. Những ngọn đèn biển này là một mạng lưới cảm biến lồng vào nhau có khả năng bao trùm một vài dải quang phổ radar. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào 3 đảo nhân tạo này thông qua lắp đặt những vũ khí tiên tiến, họ sẽ làm nghiêng cán cân quyền lực tại khu vực.
Kết hợp với lắp đặt tên lửa đất đối đất YJ-62 sẽ đảm bảo hiệu quả cho việc tiếp cận hoạt động vận chuyển thương mại và quân sự Biển Đông. Cộng thêm HQ-9A, một tên lửa đất đối không của Trung Quốc, sánh ngang với S-300 của Nga, sẽ hạn chế máy bay chiến thuật cho tới máy bay thế hệ 5 như F-22 và F-35 trong khu vực này. Các nhà hoạch định Chính sách Mỹ không tự tin về khả năng sống sót của các máy bay thế hệ 4 như F-16 và FA-18 Hornet hoạt động trên tàu sân bay nếu căng thẳng với Trung Quốc gia tăng. Nếu Trung Quốc đã tiến tới bước lắp đặt tên lửa đạn đạo chống tàu diệt hạm DF-21D lên 1 hoặc nhiều căn cứ thì Hải quân Mỹ sẽ mất quyền truy cập vào căn cứ của họ tại Singapore và buộc phải trở lại Australia, Chân Trâu cảng và Nhật Bản.
Một khi những nhà chứa máy bay được gia cố này hoàn thành, các tên lửa, máy bay có thể được phóng đi và lắp đặt vào giữa đên, khiến tổng thống Mỹ phải "nhận cuộc gọi lúc 3h sáng". Chúng ta có thể phỏng đoán khi một sự kiện như vậy xảy ra. Trung Quốc sẽ không dại gì mà cướp cò trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặt mình lên trang đầu trong cuộc bầu cử vốn xa lạ để tạo ra một kết quả có thể đoán trước. Nhưng họ cũng sẽ không chờ cho tới khi tổng thống Mỹ tiếp theo tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017. Chính sách ngoại giao "lãnh đạo từ phía sau" của ông Obama đã biến ông trở thành một đối tác có khả năng trong sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ có hành động trong khoảng thời gian giữa bầu cử và trước khi tổng thống mới lên nắm quyền. Họ tin rằng Nhà Trắng sẽ chấp nhận việc đã rồi mà không oán thán.
Tuy nhiên, vẫn còn một khả năng khác. Chiến lược bành trước của Trung Quốc đang hoạt động tốt nhất khi các nhà hoạt động của họ bị bỏ qua nhiều nhất. Những cuộc đối thoại quốc tế tăng cường đối với vấn đề tích tụ quân sự tại các thực thể nhân tạo ở Biển Đông (bị PCA tuyên bố là bất hợp pháp) sẽ dồn Trung Quốc vào chân tường. Chính sách ngăn chặn này có thể được tăng cường thông qua việc thăm dò một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế và công nghệ chống lại Trung Quốc, tương tự như những gì đã xảy ra với Nga sau khi họ can thiệp vào Ukraine và Crimea. Cuối cùng, quân đội Mỹ cùng với các đối tác nên thực hiện một loạt các cuộc tập trận liên tục tại vùng biển quốc tế, trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo để làm rõ với Trung Quốc rằng họ là kẻ xâm lược trong khu vực.
Thất bại trong các bước này sẽ bật đèn xanh cho tuyên bố của Trung Quốc đối với một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) cũng như một khu vực ngăn chặn quân sự tại Biển Đông. Vào thời điểm đó, lựa chọn này sẽ mang lại 2 kết cục: hoặc là chiến tranh, hoặc là hòa bình một cách nhục nhã mà biểu hiện là sự sụp đổ quản lý trong hệ thông quốc tế ngày càng độc đoán và trật tự theo thuyết trọng thương gia tăng. Và theo chuyên gia Jerry Hendrix - giám đốc chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Tân Mỹ, đã đến lúc cả 2 nước "đi tới tận cùng hoặc về nhà" trong cuộc cạnh tranh tại Biển Đông.
Bảo Linh (National Interest)