Tin mới

Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ, sự chia rẽ sâu sắc giữa quân đội và giới tinh hoa

Thứ hai, 18/07/2016, 15:39 (GMT+7)

Gốc rễ của cuộc đảo chính quân sự vừa xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong mối quan hệ không mấy dễ chịu giữa quân đội và các tầng lớp cầm quyền Ankara kể từ khi Kamal Ataturk lập ra nước Thổ Nhĩ Kỳ như một nước cộng hòa thế tục gần 100 năm trước đây.

Gốc rễ của cuộc đảo chính quân sự vừa xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong mối quan hệ không mấy dễ chịu giữa quân đội và các tầng lớp cầm quyền Ankara kể từ khi Kamal Ataturk lập ra nước Thổ Nhĩ Kỳ như một nước cộng hòa thế tục gần 100 năm trước đây.

[mecloud]mZEzYit3i4[/mecloud]

Ataturk là một chỉ huy quân sự đầy mạnh mẽ và khôn ngoan trên chiến trường, ông là người hùng trong chiến dịch Gallipoli, đã đẩy người Anh đến một thất bại thảm hại trong tham vọng của Anh Quốc muốn thôn tính Đế quốc Ottoman, sau đó là kiểm soát những vùng rộng lớn của thế giới Hồi giáo . Bằng cách thiết lập Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa thế tục, ông đã tìm cách hiện đại hóa đất nước theo phong cách phương Tây và sự tự do hơn của chính phủ.

Quá nhiều đối lập giữa chính phủ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Shoebat

Sự khác biệt về ý thức hệ giữa quân đôi và chính phủ hiện tại là căn nguyên của mọi vấn đề: quân đội muốn thực hiện theo đường hướng thân phương Tây của Ataturk, nhưng chính phủ hiện tại chỉ muốn giữ lại những di sản của Ataturk chứ không muốn định hướng tương lai bị chi phối bởi một người lãnh đạo cách đây hơn 100 năm.

[mecloud]zSM0bAvPfr[/mecloud]

Nhưng căng thẳng giữa phe có tư tưởng thân phương Tây có mục tiêu cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu , với phe bảo thủ xem việc thành lập một nhà nước Hồi giáo bảo thủ là ưu tiên hàng đầu đã cho thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu của Ataturk trong tương lai gần.

Các sĩ quan và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào nỗ lực đầy kịch tính hôm thứ Sáu để lật đổ chính phủ dân chủ được bầu của Tổng thống Recep Erdogan không có nghi ngờ gì rằng họ chỉ đơn thuần là đã hành động phù hợp với truyền thống quân sự của một đất nước đã chịu nhiều cuộc đảo chính kể từ khi thành lập vào năm 1923.

Trong khi động cơ chính xác của những kẻ âm mưu đảo chính vẫn còn chưa rõ ràng, những căng thẳng giữa quân đội với chính phủ Hồi giáo pháp của ông Erdogan, với đảng Phát triển ( AK ) đã được phát triển trong những năm gần đây khi mà tổng thống không ngừng theo đuổi các Chính sách ủng hộ một nhà nước Hồi giáo . Nhiều người cáo buộc ông Erdogan ấp ủ tham vọng tìm cách khôi phục vinh quang trước đây của nó Ottoman.

Chắc chắn, kể từ khi xuất hiện của ông trên sân khấu chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ với vai trò là thị trưởng thành phố Istanbul vào năm 1994, ông Erdogan đã không giấu giếm sự ủng hộ của mình đối với một chính phủ Hồi giáo. Năm 1999, sự hỗ trợ kiên quyết thái quá của ông cho nền văn hóa Hồi giáo đã khiến ông phải thụ án tù bốn tháng.

Cũng không có một Erdogan chịu bất cứ ảo tưởng nào cho cam kết rằng sẽ có nhiều hình thức Hồi giáo trong trụ sở chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà phụ nữ đang ngày càng khuyến khích đeo lại những tấm màn che truyền thống, nơi ông ta đi ngược với quyết tâm của quân đội để duy trì di sản thế tục của Ataturk.

Các cuộc đụng độ nghiêm trọng đầu tiên giữa ông Erdogan và quân đội phát sinh trong năm 2007 sau khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn một tổng thống mới để thay thế người đứng đầu thế tục điều hành của nhà nước. Điều này khiến mối quan hệ giữa hai bên chính thức "bằng mặt không bằng lòng",  quân đội của nước này đã tuyên bố rằng họ là "một cận vệ tuyệt đối của chủ nghĩa thế tục."

Nhưng như hỗ trợ cho đảng AKP lớn mạnh dần lên, làm cho đảng này trở thành thế lực thống trị trong chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ khi mà ông Erdogan tăng cường những nỗ lực của mình để kiểm soát chặt chẽ, hạn chế sự can thiệp quân sự trong chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, bắt giam một số tướng lãnh cao cấp và đô đốc, cũng như răn đe các sĩ quan quân đội.

Đến năm 2013, rất nhiều đô đốc đã bị bắt giam, sau đó chính phủ đấu tranh để bổ nhiệm những lãnh đạo mới là những đồng minh chính trị của chính phỉ. Không nghi ngờ lý do cuộc đảo chính mới nhất này không thành công một phần lớn là do nhiều sĩ quan quân đội cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiều tụy sau song sắt, quân đội hiện tại chỉ đơn giản là không có kinh nghiệm và chuyên môn để gắn kết một cuộc đảo chính thành công.

Erdogan đang muốn thực hiện những chính sách xảo quyệt. Ảnh: Sputnik

Nếu ông Erdogan nghĩ rằng ông đã nghiền nát ý chí của quân đội dám thách thức quyền lực của mình bằng sự tham gia đầy tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria, gây gổ quân sự với Iraq và nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động của Nhà nước Hồi giáo IS, thì cuộc đảo chính vừa rồi cho thấy rằng quân đội đã không dễ bị khuất phục như ông nghĩ, khiến các đối thủ của ông đưa ra câu hỏi mới về phương hướng hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc phiêu lưu chính trị.

Ông Erdogan đã phủ nhận việc hỗ trợ IS, nhưng các quan chức phương Tây nói rằng các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã làm quá ít để ngăn chặn các loại vũ khí mà các tổ chức buôn lậu và tuần cho IS qua biên giới với Syria. Ngoài ra Ankara đã hỗ trợ al-Qaeda nhóm luôn cố gắng để lật đổ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Sự tham gia của ông Erdogan trong cuộc khủng hoảng Syria, cũng như vai trò ông trong việc cho phép hàng trăm ngàn người di cư để chạy trốn đến miền nam châu Âu, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong mối quan hệ của Ankara với các nhà lãnh đạo châu Âu. Sự hỗ trợ nửa vời của ông cho IS cũng đã dẫn đến việc các nhóm của tổ chức này thực hiện một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc tấn công gần đây nhất là vào cuối tháng trước tại sân bay Istanbul khiến 42 người chết.

Sự "hai mặt khó đoán" của Thổ Nhĩ Kỳ còn được thể hiện trong mối quan hệ của nước này với Nga. Khi nga ủng hộ chính quyền của tổng thống al-Assad, Erdogan đã tính dằn mặt Nga và xích lại gần phương Tây hơn bằng hành động băn hạ máy bay Su-24 của Nga, lợi dụng việc là thành viên của NATO để thách thức Nga. Đến khi Nga giận giữ đáp trả bằng các chính sách cấm vận thì mới đây, Erdogan lại xuống nước xin lỗi và làm lành với Nga.

Có thể thấy rõ sự "xảo quyệt" của chính phủ Erdogan với châu Âu: lợi dụng cuộc khủng hoảng di cư để mặc cả với châu Âu, hỗ trợ cho IS để lật đổ các đối thủ ở khu vực và kìm hãm ảnh hưởng của châu Âu tại Trung Đông, lợi dụng NATO để đối đầu với Nga.

Sự kết hợp của sự cô lập ngoại giao ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ cùng các mối đe dọa gia tăng gây ra bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan, không đáng ngạc nhiên, đã gây một tác động tàn phá đối với ngành du lịch của nước này, một trong những trụ cột của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, khiến GDP nước này giảm 40% năm qua.

Trước cuộc đảo chính thất bại hôm thứ Sáu, đã có dấu hiệu cho thấy ông Erdogan đang tìm cách khôi phục vị thế toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, với các sáng kiến ​​gần đây nhằm khôi phục lại quan hệ với Israel và Nga.

Và thực tế là ông Erdogan vẫn có thể triệu hồi hàng chục ngàn người ủng hộ ông xuống đường và đè bẹp các cuộc đảo chính thông qua một cuộc biểu tình lớn thể hiện quyền lực nhân dân cho thấy ông vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nước.

Ông Ergodan đang cố gắng để giải quyết sai lầm đã qua của mình. Ồn đang kêu gọi những cử tri mạnh mẽ, cả trong và ngoài quân đội, những người tin rằng, trừ khi có sự thay đổi căn bản trong cách điều hành đất nước, nếu không những di sản mà Ataturk để lại cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ còn là đống đổ nát.

Quý Vũ (Telegraph)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news