Mở đầu bài phát biểu của mình, nhà sáng lập Microsoft nói: Khi còn bé, hiểm họa chúng tôi sợ nhất là chiến tranh hạt nhân. Đó là lý do chúng tôi thường để sẵn những thùng phuy chứa đầy đồ ăn, nước uống trong tầng hầm. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, chúng tôi sẽ chui xuống các tầng hầm, thu mình lại và ăn đồ tích trữ trong các thùng phuy này.
Theo Bill Gates, lần tập huấn mô phỏng vi sinh vật gần nhất ở Mỹ diễn ra từ năm 2001, và tình hình không được khả quan lắm. Đến nay kết quả vẫn đang là: vi khuẩn: 1 – con người: 0. Ảnh: TED
Nhưng ngày nay, thảm họa toàn cầu có nguy cơ xảy ra nhất không phải tên lửa hạt nhân, mà là một loại virus. Nếu điều gì có thể tước đi sinh mạng của hơn 10 triệu người trên Trái Đất trong vài thập kỷ tới, nhiều khả năng đó sẽ là một virus với tốc độ lây nhiễm cao chứ không phải là chiến tranh.
Vị tỷ phú 64 tuổi, cho rằng nguyên nhân của điều này là do con người đã đầu tư quá nhiều tiền của để ngăn ngừa thảm họa hạt nhân, nhưng lại đầu tư rất ít vào công tác ngăn ngừa dịch bệnh. Vì thế, nhân loại vẫn chưa thể sẵn sàng cho những dịch bệnh sắp xảy đến:
"Hãy nhìn đại dịch Ebola mà xem, có rất nhiều thách thức khó khăn. Tôi đã theo dõi sát sao đại dịch này qua các công cụ phân tích tình huống, thường được chúng tôi sử dụng để theo dõi tiến trình đẩy lui bệnh bại liệt.
Nhìn vào những gì đang diễn ra, có thể thấy vấn đề ở đây không phải hệ thống hiện tại của chúng ta làm việc chưa đủ hiệu quả, mà chúng ta vẫn chưa có bất kỳ hệ thống nào để ngăn chặn chúng", Tỷ phú Bill Gates nói.
Theo Bill Gates, thực tế có nhiều yếu tố quan trọng còn thiếu. Chúng ta đáng lẽ phải có sẵn đội ngũ dịch tễ học được cử đến vùng dịch, tìm hiểu và theo dõi mức độ lây lan của chúng. Nhưng thay vào đó chúng ta chỉ được đọc các báo trên giấy tờ. Phải mất rất lâu thông tin mới được công bố trực tuyến, nhưng lại cực kỳ thiếu chính xác.
Vị tỷ phú người Mỹ dự đoán rằng, nguồn virus có thế xuất phát từ tự nhiên như khuẩn Ebola, hoặc từ một vụ khủng bố sinh học nào đó.
Chúng ta không có một đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng, không có phương thức chuẩn bị nhân lực. Dù Tổ chức Bác sĩ Không biên giới đã điều phối tình nguyện viên rất tốt, nhưng đáng lẽ ta phải khẩn trương hơn trong việc đưa hàng nghìn nhân viên y tế tới những nước có dịch.
Bill Gates cho rằng, trong một đại dịch lớn, chúng ta sẽ phải cần hàng trăm ngàn người hoạt động. Nhưng đại dịch Ebola lại chẳng có ai xem xét phương án điều trị, nghiên cứu triệu chứng, hay tìm hiểu xem nên sử dụng công cụ nào. Ví dụ, đáng lẽ chúng ta có thể lấy máu người sống, xử lý mẫu, truyền huyết tương thành phẩm để bảo vệ cơ thể, nhưng chẳng ai làm những việc đó cả.
Bộ Y tế cho biết, đến 6h30 sáng 15/2, thế giới ghi nhận 1.523 người tử vong. Tổng số trường hợp mắc: 66.887, trong đó tại Trung Quốc đại lục: 66.279
Đó thực sự là sự thất bại mang tính toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được lập ra để giám sát các dịch bệnh, chứ không phải làm những gì tôi vừa nói.
Theo tỷ phú Bill Gates, thất bại trong việc phòng chống có thể khiến cho dịch bệnh sắp tới có sức hủy hoại mãnh liệt hơn cả Ebola, dịch bệnh đã cướp đi mạng sống của khoảng 10.000 người tại 3 nước Đông Phi.
"Ở lần tới, chúng ta có thể sẽ không gặp may như vậy. Chúng ta có thể bị lây nhiễm virus mà vẫn còn đủ sức khỏe để lên máy bay, hay đi chợ. Nguồn virus có thế xuất phát từ tự nhiên như khuẩn Ebola, hoặc từ một vụ khủng bố sinh học nào đó.
Vậy nên, có những thứ sẽ làm mọi việc trở nên tồi tệ gấp ngàn lần. Lấy ví dụ từ dịch cúm tại Tây Ban Nha vào năm 1918. Ở thời điểm xảy ra, virus cúm đã lan truyền ra thế giới với tốc độ cực kỳ nhanh, rất nhanh. Bạn có thể thấy hơn 30 triệu người chết do đại dịch đó. Vậy nên đây là một vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta cần phải quan tâm."
Không chỉ đưa ra dự báo về một thảm hoạ dịch bệnh toàn cầu, nhà sáng lập Microsoft còn có những chỉ dẫn chi tiết về cách phòng tránh và phương pháp ứng phó với thảm hoạ này.
Đó là việc áp dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu mầm bệnh, để kịp thời điều chế thuốc, vắc xin phù hợp với mầm bệnh đó. Cần có hệ thống y tế mạnh ở các nước nghèo, cần điều quân đội tháp tùng các đoàn y tế, tận dụng năng lực của quân đội để di chuyển nhanh, làm hậu cần, và bảo vệ các khu vực khi có dịch.
"Nếu hành động ngay từ bây giờ, chúng ta có thể sẵn sàng cho đại dịch sắp tới", tỷ phú Bill Gates cảnh báo.
Trước đó, quỹ Từ thiện Bill & Melinda Gates của vị tỷ phú người Mỹ này đã tuyên bố sẽ quyên góp 100 triệu đô la Mỹ cho cuộc chiến ngăn chặn sự bùng phát của dịch virus Corona.
Số tiền quyên góp sẽ giúp tăng cường các nỗ lực phát hiện, phân tích và điều trị chủng virus Corona mới (Covid-19); bảo vệ những thành phần dân cư có nguy cơ nhiễm dịch và phát triển vắc-xin, các phương pháp điều trị và chẩn đoán.
Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates, được vợ chồng tỷ phú giàu thứ 2 thế giới sáng lập vào năm 2000, tập trung chủ yếu vào các nỗ lực cải thiện sức khỏe toàn cầu và xóa đói giảm nghèo. Đây là một trong những quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới, với khoản tài trợ trị giá 46,8 tỷ đô la Mỹ.