(Tinmoi.vn) Đại dịch Ebola đang bùng phát khiến nhiều người hoang mang vì nhà tiên tri Vâng từng dự đoán năm 2014 là năm của dịch bệnh.
Bà lão mù Vanga cũng là người khiến cả nhân loại ngỡ ngàng vì khả năng tiên đoán chính xác nhiều sự kiện trong tương lai như: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ) hay thậm chí là thảm họa hạt nhân Nhật Bản mới xảy ra vào năm 2011…
Theo lời tiên tri của bà Vanga, “năm 2014 – Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học”.
Dịch Ebola và lời tiên tri của Vanga. |
Trong những ngày gần đây, dịch sốt xuyết huyết Ebola bùng phát gây ra cái chết của 729 người ở vùng phát dịch Tây Phi làm cho cả thế giới hoang mang. Nhiều người lo sợ rằng lời tiên tri của bà lão mù Vanga đang ứng nghiệm? Mặc dù vậy thì vẫn có điều không đúng trong lời tiên tri này, đó là dịch bệnh virus Ebola không phải bắt nguồn từ chiến tranh hóa học.
Trong thời gian vừa qua, dịch virus Ebola hay sốt xuất huyết Ebola đã xuất hiện trở lại ở nhiều nước châu Phi và đang vượt quá tầm kiểm soát của các tổ chức y tế thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đợt dịch Ebola hiện tại được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay với mức lây lan lớn và gây nguy cơ xuyên quốc gia. Đợt dịch đã khiến hơn 1.300 người ở 3 quốc gia Tây phi Guinea, Liberia và Sierra Leone nhiễm virus Ebola và 729 người trong số này đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu bùng phát vào tháng 2/2014.
Tổng giám đốc WHO Margaret Chan khẳng định: "Quy mô và mối đe dọa của dịch Ebola đòi hỏi WHO cùng với Guinea, Liberia và Sierra Leone phải có phản ứng ở cấp độ mới và tăng cường các nguồn lực phòng chống bệnh".
Ebola là vi rút gây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng. Ebola thường giết chết 90% những người bị nhiễm, nhưng tỷ lệ tử vong trong đợt dịch này giảm xuống còn khoảng 60% nhờ điều trị sớm.
Ebola đã được xác nhận tại châu Phi vào năm 1976. Những cơn dịch đã xảy ra tại các nước châu Phi, bao gồm CHDC Congo, Gabon, Sudan, Bờ Biển Ngà, Uganda và CH Congo.
Ebola lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc với các dịch tiết của người hoặc động vật nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 2 đến 21 ngày.
Hàng loạt nước trên thế giới đã công bố những biện pháp đối phó khẩn cấp trước tình hình dịch Ebola bùng phát tại Tây Phi.
Sierra Leone - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất với khoảng 525 trường hợp nhiễm bệnh đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi dịch sốt Ebola lan rộng đang đe dọa đời sống người dân, đồng thời thông báo một loạt các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế tình trạng lây lan của loại virus này.
Đầu tuần trước, Sierra Leone gặp phải một cú sốc mạnh, khi bác sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu cuộc chiến chống Ebola của Sierra Leone, qua đời vì bệnh này. “Đây là mất mát không thể bù đắp cho Sierra Leone bởi ông là chuyên gia duy nhất của đất nước về các chứng sốt xuất huyết do virút”, một lãnh đạo y tế Sierra Leone cho biết.
Tại Philippines, nhà chức trách nước này cũng phát hiện những trường hợp đầu tiên nghi ngờ nhiễm Ebola. Theo giới chức y tế Philippines, 7 công nhân vừa trở về nước từ Sierra Leone đều có những triệu chứng giống với dịch Ebola.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Ebola, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý những người từ các quốc gia có dịch. Đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phòng cách ly, trang thiết bị, thuốc, hóa chất…
Dã Quỳ (Tổng hợp)