Tin mới

EU cấm nhập khẩu từ Crimea gây ra những tổn thất gì?

Thứ tư, 25/06/2014, 15:32 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Không những đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế của Crimea, nhiều ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu EU còn muốn gây áp lực cho cả Nga.

(Tinmoi.vn) Không những đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế của Crimea, nhiều ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu EU còn muốn gây áp lực cho cả Nga.


Theo hãng AFP, ngày 23/6, các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cấm nhập khẩu hàng hóa từ Crimea.

Theo đó, Ủy ban châu Âu tuyên bố sẽ áp lệnh cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol nếu những hàng hóa này không được Ukraine công nhận.

Thêm vào đó, các dịch vụ bảo hiểm và tài chính liên quan đến việc xuất khẩu từ Crimea cũng sẽ bị cấm.

Tuyên bố này đến không lâu sau hiệp định thông thương giữa EU và Ukraine dễn ra vào ngày 27/5 bên lề hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực bắt đầu từ hôm nay (25/6). Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đã tỏ ra hoan nghênh biện pháp này khi tham dự hội nghị tại Luxemborg. Ông noi: “Đối với tôi, đây là việc rất quan trọng với tin tức về sự ủng hộ từ các bộ trưởng EU.”

Trước đó, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine do những mâu thuẫn về giá cả.

Biện pháp trừng phạt này được đưa ra như để tỏ rõ ý định EU không chấp nhận việc Crimea sát nhập vào Nga là hợp pháp sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Ba năm nay.

Đe dọa kinh tế Crimea, cản trở Nga

Lệnh cấm nhập khẩu do một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Mục tiêu của nó là gây khó cho nước khác trên lĩnh vực nhập khẩu cũng như các lĩnh vực có liên quan.

Lệnh cấm vận này khiến nước bị tác động khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược.

Ngoài ra, một ưu điểm của lệnh cấm còn là khả năng gây ra sự bất mãn giữa chính phủ và những người ủng hộ họ.

Lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa vào các quốc gia thuộc EU từ Crimea và Sevastopol chưa gây ra một hậu quả hiện hình nào lên nền kinh tế của bán đảo Biển Đen.

Về ngắn hạn, Crimea là nước nổi tiếng về xuất khẩu rượu, nhiều người cảm thấy đây là một cú shock lớn. Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga trích lời ông Vitaly Nakhluppin, lãnh đạo lĩnh vực kinh tế, ngân sách, tài chính và Chính sách đầu tư thường trực của Ủy ban Nhà nước Crimea cho hay: “Tôi chưa nhìn thấy bất kỳ một cuộc khủng hoảng lớn nào phía trước. Tôi thậm chí không biết được những mảng kinh tế nào sẽ chịu ảnh hưởng.”

Tuy nhiên, rượu của Crimea không được xuất nhiều sang Liên minh châu Âu. Các quan chức Crimea vẫn lạc quan rằng lệnh cấm từ EU sẽ không gây thiệt hại đến kinh tế của bán đảo này, mà hơn hết, đó là nỗ lực muốn gây áp lực của các chính trị gia lên Nga.

Có nguồn tin cho rằng, lệnh cấm chủ yếu nhằm cản trở Nga xuất khẩu sang EU thông qua Crimea hay Sevastopol.

Nga và phương Tây đã hục hặc với nhau vì vụ sáp nhập Crimea. Các quốc gia phương Tây đã áp rất nhiều biện áp trừng phạt lên Nga, đe dọa các quan hệ thương mại giữa hai bên.

EU đặc biệt hướng tới những cá nhân Nga và Ukraine có mối liên hệ với chính phủ, và áp đặt đóng băng tài sản và cấm du lịch. Tuy nhiên, EU còn e ngại chưa tiến hành trừng phát lên các lĩnh vực kinh tế đặc biệt như ngân hàng và năng lượng.

Kinh doanh gây áp lực lên ngành du lịch ở Crimea

Khách du lịch Nga nghỉ dưỡng trên bờ biển Đen. Crimea đang thu hút ít khách du lịch hơn mọi năm. Ảnh: Andrew Lubimov / AP

Khi Nga sáp nhập bán đảo Biển Đen Crimea từ đầu năm nay, Nga thu về không chỉ các bến cảng cho hải quân và xóa bỏ các căn cứ quân sự của Ukraine mà còn những bờ biển trải dài đầy khách du lịch là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho những cư dân Xô viết. Tuy nhiên, hè này, lượng khách du lịch đang suy giảm và cần được hỗ trợ.

Hàng năm, 2/3 trong số 6 triệu khách du lịch Crimea mỗi năm đến từ Ukaine. Nhưng sau khi Nga thâu tóm bán đảo này người Ukraine vẫn còn cảm thấy cay đắng. Như một hệ quả, số người có ý định du lịch đến đây càng ít đi.

Các bờ biển của Crimea hoang vắng kỳ lạ khi mùa hè mới bắt đầu và cuộc sống của nhiều người đang bị đe dọa. Để cứu vãn tình trạng này, điện Kremlin đã đưa ra chính sách tặng các chuyến du lịch miễn phí hay được giảm giá, trợ cấp đến bán đảo này vào hè này cho các nhân viên của các công ty Nga.

Rostourism, một đại lý du lịch của chính phủ liên bang đã gửi quảng cáo mời gọi các tập đoàn quốc gia mua các gói du lịch đến Crimea cho hàng nghìn nhân viên của họ.

Thêm nữa, do những bất ổn tại đông nam Ukraine, hệ thống giao thông và cơ sở vật chất của Crimea rất hạn chế. Về dài hạn, Crimea đang cần nhiều đầu tư để thu hút những khách du lịch thượng lưu của Nga. Đường bộ ngang qua miền đông Nam Ukraine đã bị phong tỏa bởi những cuộc chiến giữa quân chính phủ và những người ủng hộ Nga.

Chưa đủ tiềm lực kinh tế, vì vậy, lệnh cấm của EU về cả ngắn hạn và dài hạn đều gây khó khăn cho các ngành kinh doanh chủ lực của Crimea, khiến nó khó có thể hòa nhập với nền kinh tế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược. Việc EU cấm nhập khẩu từ Crimea ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, uy tín của nền kinh tế nước này, cũng như tiếp tục răn đe Nga.

Chi MK

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.