Tin mới

Giai thoại về nàng công chúa có vẻ ngoài nam tính từng từ chối 13 lời cầu hôn

Thứ tư, 01/07/2020, 10:01 (GMT+7)

So với thời điểm hiện tại, vẻ ngoài của nàng công chúa Ba Tư đã phá vỡ mọi tiêu chuẩn của người phụ nữ nhưng thời điểm bấy giờ, đó lại là mẫu hình lý tưởng, "quốc sắc thiên hương".

Nàng công chúa "quốc sắc thiên hương"

Mỗi thời, mỗi quốc gia lại có một tiêu chuẩn riêng để quy định cái đẹp của người phụ nữ. Người xưa có câu nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt nhưng chẳng biết rằng liệu hàng trăm năm nữa liệu đây có còn là tiêu chuẩn tiên quyết để đánh giá cái đẹp nữa hay không.

Chân dung nàng công chúa Ba Tư (ảnh internet)

Giống như ở đất nước Ba Tư (sau này là Iran), ngược trở lại cách đây 120 năm, thời đại Qajar (1789 - 1925), quy định cái đẹp của họ cũng có nhiều khác biệt, thậm chí khiến người nghe thời nay phải ngỡ ngàng. Tiêu biểu, người ta đem công chúa Ba Tư Zahra Khanom Tadj es-Saltaneh ra làm chuẩn mực cái đẹp.

Nàng công chúa từng được mệnh danh là "biểu tượng sắc đẹp", "quốc sắc thiên hương" của đất nước sinh ngày 14/2/1883, mất ngày 25/1/1936. Bà là con gái của Naser al-Din Shah - Quốc vương Ba Tư từ năm 1848 đến tháng 5 năm 1896 và người vợ Turan es-Saltaneh.

>> Xem thêm: Sống 30 năm trên đời người phụ nữ ngã ngửa khi biết mình là đàn ông

Nhìn lại những bức ảnh của nàng công chúa Ba Tư, không khó để nhận ra nàng công chúa có thân hình mũm mĩm, chân ngắn, nuôi râu, mắt to, lông mày rậm dài...

Thời bấy giờ, công chúa Zahra là biểu tượng nhan sắc của Ba Tư (ảnh internet)

Nếu chỉ nhìn qua, nhiều người sẽ cho rằng đây là một người đàn ông giả gái nhưng thực chất cô ấy lại là nàng công chúa xinh đẹp. Bởi thời thấy giờ, quan niệm về cái đẹp của đất nước này rất kỳ lạ.

Ở đây, họ đề cao những đường nét nam tính ở phụ nữ và ngược lại, đề cao vẻ nữ tính ở đàn ông. Phụ nữ với đôi lông mày rậm, để ria mép, dáng người phốp pháp, đường nét nam tính lại càng được coi là đẹp và hấp dẫn.

Ngược lại, những người đàn ông Ba Tư ở thời đại này lại ưa chuộng phong cách nhẹ nhàng, thanh thoát và nữ tính. Họ thậm chí không để râu, nuôi tóc dài, đeo hoa tai và mang trang sức trên người.

>> Xem thêm: Cô gái cứu sống 3 mẹ con ở bãi biển nhờ không mặc gì

Do đó, đàn ông và phụ nữ chỉ có thể được phân biệt bằng khăn trùm đầu. Thời điểm này cũng chưa xuất hiện internet, các tiêu chuẩn sắc đẹp phương Tây ít có ảnh hưởng tại châu Á, do đó đất nước Ba Tư đã duy trì quan niệm sắc đẹp này suốt một thời gian khá dài.

Ngoại hình mũm mĩm, chân ngắn, đường nét giống đàn ông là chuẩn mực nhan sắc (ảnh internet)

Chính vì lý do này mà khi đó, nhan sắc của công chúa Ba Tư mới được coi là nghiêng nước, nghiêng thành. Đến nay, vẫn có một giai thoại về chuyện tình yêu của công chúa Zahra được nhắc lại, đó là việc 13 người đàn ông không thiết sống vì bị nàng công chúa từ chối lời cầu hôn.

>> Xem thêm: Bé gái 13 tuổi tuyên bố mang bầu với bạn trai 10 tuổi, thừa nhận sự thật phũ phàng

Được biết, công chúa Zahra đã kết hôn với người chồng tên là Sardar Hassan Shojah Saltaneh, một quý tộc và là con trai của Bộ trưởng quốc phòng Shojah al-Saltaneh. Họ có với nhau 4 người con, 2 trai và 2 gái. Tuy nhiên, sau đó cả hai đã chia tay và công chúa Zahra đã trở thành một trong những người đầu tiên phá vỡ điều cấm kỵ của hoàng gia, đó là ly hôn.

Nàng công chúa có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước

Không chỉ được coi là biểu tượng nhan sắc, bà còn có nhiều đóng góp lớn lao trong công cuộc xây dựng đất nước. Lịch sử ghi chép lại rằng bà là người tiên phong cho phong trào nữ quyền tại Ba Tư. Bà là một trong những thành viên sáng lập Anjıman Horriyyat Nsevan - một tổ chức xã hội đấu tranh cho sự tự do của phụ nữ hoạt động vào khoảng năm 1910.

Công chúa Zahra đã bí mật tổ chức và tham dự các cuộc họp về quyền phụ nữ. Bà cũng từng dẫn đầu một cuộc tuần hành vì nữ quyền trước quốc hội và ủng hộ cuộc cách mạng hiến pháp của Ba Tư.

>> Xem thêm: Điểm danh những cái chết lãng xẹt nhất lịch sử, nghe lý do phải bật cười

Vừa là một người hoạt động nữ quyền, công chúa Zahra còn là một trí thức, nhà văn và họa sĩ. Mỗi lần một tuần, bà thường tổ chức các buổi bình luận văn học tại nhà. Bà cũng thông thạo tiếng Ả Rập, tiếng Pháp và biết chơi violin. Công chúa Zahra là người phụ nữ Ba Tư đầu tiên tháo chiếc khăn trùm đầu hijab và khoác lên mình chiếc váy phương Tây.

Công chúa Ba Tư kết hôn và cũng là người tiên phong ly hôn (ảnh internet)

Công chúa Zahra cũng là người phụ nữ Ba Tư đầu tiên viết hồi ký, nổi tiếng nhất là cuốn "Crowning Anguish: Memoirs of a Persian Princess from the Harem to Modernity 1884 – 1914" (tạm dịch: "Vương miện thống khổ: Hồi ức của một công chúa Ba Tư từ thời hậu cung đến hiện đại 1884 - 1914"), được Abbas Amanat chỉnh sửa với lời tựa của Anna Vanzan và Amin Neshati.

>> Xem thêm: Gia đình khóc hết nước mắt khi sản phụ sinh ra bé gái khuyết tứ chi

Năm 1936, công chúa Zahra qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Zahir od-Dowleh ở Tajrish, tỉnh Tehran, Iran. Cuộc đời phong phú của bà sau đó đã trở thành đề tài nghiên cứu tại các trường đại học từ Đại học Tehran đến Harvard.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news