Hai năm sau khi MH370 mất tích, những câu hỏi quan trọng vẫn chưa được giải quyết: Chiếc máy bay đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra trong buồng lái vào ngày 8/3/2014?
Giữa lúc có nhiều thuyết âm mưu được đưa ra, có 2 quan điểm chính về chuyện có thể xảy ra ngày hôm đó.
Giả thuyết thứ nhất là cơ trưởng cướp máy bay và đưa toàn bộ 238 người khác lao xuống biển nam Ấn Độ Dương.
Quan điểm thứ hai là xảy ra trục trặc kỹ thuật.
Theo kịch bản đó, các phi công đã cố quay lại Malaysia an toàn nhưng đã bất lực và máy bay tiếp tục lao đi. Hoặc là các phi công biết họ không thể tránh khỏi số phận vì thế họ đã chọn một lộ trình để tránh thương vong cho mặt đất và chết sau khi máy bay rơi.
Câu trả lời ngắn gọn, đơn giản cho câu hỏi đâu là sự thật: Chúng ta không biết.
Máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích ngày 8/3/2014 mang theo 239 người. Ảnh: Internet |
Các phi công chơi xấu?
Giả thuyết phi công bị đổ lỗi có thể nhằm vào cơ trưởng 53 tuổi Zaharie Shah. Tuy nhiên tác giả Richard Quest của CNN lại không đồng tình vì có nhiều lý do.
Việc phi công tự tử là cực kỳ hiếm. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ là cú sốc và gây lo ngại sâu sắc đối với công chúng đi lại bằng phương tiện này. Gần đây nhất là vụ máy bay 9525 của hãng Germanwings bị rơi vào tháng 3/2015. Trong vụ tai nạn này, cơ phó Andreas Lubitz đã khóa cơ trưởng bên ngoài buồng lái, sau đó hạ độ cao lái tự độ xuống 100 feet khiến máy bay lao vào dãy Alps ở Pháp.
Cho dù là cố tình (như bằng chứng mà hãng Germanwings đưa ra) hay do tình thế thúc ép thì tâm trí rối loạn cũng khiến họ không dành nhiều thời gian để lên kế hoạch bay cẩn thận, tính toán làm thế nào để ngắt mọi dụng cụ liên lạc trên máy bay, sau đó đi theo những tuyến đường phức tạp quanh các nước để tránh radar quân sự. Không, họ đã chiếm quyền điều khiển máy bay và đưa nó rơi xuống. MH370 không phù hợp với giả thuyết này. Và cho đến nay, vẫn không có bất cứ trường hợp nào cho thấy vụ việc diễn ra như vậy.
Với giả thuyết phi công tự tự, chúng ta có xu hướng tìm ra những lý do tiềm năng tương đối nhanh. Với vụ Germanwings, chúng ta gần như ngay lập tức phát hiện ra cơ phó Lubitz gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý. Anh này đã tới gặp bắc sĩ trong nhiều tuần trước khi máy bay rơi, tới gặp nhiều bắc sĩ đa khoa, bác sĩ tâm lý. Anh đã xé sổ y bạ trong căn hộ của mình và tìm kiếm các phương pháp tự tử trên mạng cũng như cơ chế khóa cửa buồng lái.
Không đủ chứng cứ
Với MH370, chúng ta không có bằng chứng xác thực. Không có gì cả. Chúng ta có vài tin đồn, một vài sự kiện mà khi xâu chuỗi lại với nhau sẽ tạo ra tình thế chống lại các phi công.
Đừng quên cơ trưởng Zaharie là phi công của hãng Malaysia airlines từ năm 1981. Ông đã là cơ trưởng của chiếc Boeing 777 trong hơn 15 năm. Ông là người đặc biệt có kinh nghiệm - một cơ trưởng tham gia huấn luyện - lái cặp với cơ phó Fariq Ab Hamid, 27 tuổi. Hamid chuyển sang 777 và đây là một trong những chuyến bay với Boeing 777 thật đầu tiên của anh. Hamid đã đính hôn với một phi công ở hãng hàng không khác.
Tờ Factual Report khi đưa tin nhân 1 năm máy bay mất tích đã bác bỏ những cáo buộc này. Tờ báo viết: "cơ trưởng có khả năng xử lý được những căng thẳng ở nơi làm việc và ở nhà một cách tốt đẹp. Không có sự thay đổi đáng kể trong lối sống của ông, xung đột giữa các cá nhân về các áp lực gia đình".
Tác giả Richard Quest nhận định rằng người Malaysia có thể chỉ muốn đưa ra những "mặt tốt nhất" để bảo vệ danh tiếng cho các phi công của họ. Nhưng chúng ta phải có những báo cáo về giá trị bề ngoài - tất cả chúng ta đều được ghi chép trong hồ sơ.
Trong trường hợp không có bằng chứng, những giả thuyết luân phiên nhau được phát triển, hỗ trợ bởi những tin đồn. Như việc cơ trưởng vòng lại đảo Penang quê hương mình sẽ được xem như "nhìn lại lần cuối" hoặc để máy bay bay ở những độ cao và các tuyến đường khác nhau để tránh radar. Điều này tạo ra những câu chuyện bịa nhưng không phải sự thật.
Không có chuyện bay vòng quanh Penang và chúng chẳng có thay đổi lớn về độ cao - radar của Malaysia hóa ra bị sai. Những giả thuyết này đều bị Cục an toàn Giao thông vận tải Australia vạch trần khi bác bỏ lại giả thuyết "phi công chơi xấu" của phi công người Úc Byron Bailey.
Ngoài ra, chiếc máy bay đã được radar của Thái Lan phát hiện ra nhưng sau đó đã bị bỏ qua. Cuối cùng, không được quên rằng MH370 đã được quân đội Malaysia phát hiện ra khi nó bay qua đất nước vào cái đêm định mệnh ấy. Nhưng nó cũng lại bị bỏ qua. Điều đáng nói ở đây là nhiều radar đã bỏ qua chiếc máy bay, không chịu quan sát xem điều gì đang xảy ra với nó.
Có khả năng các phi công tác động vào các yếu tố kỹ thuật nhưng trong thực tế, không có bằng chứng nào chứng tỏ điều này.
Và cho tới thời điểm hiện tại, vẫn không thể nói các phi công đã đưa MH370 cùng 238 con người đi đến chỗ chết.
Bảo Linh (CNN)