Tin mới

Hé lộ nguyên nhân Chu Nguyên Chương tàn sát công thần (P2)

Thứ bảy, 05/12/2015, 10:29 (GMT+7)

“Trong 31 năm ông ta (chỉ Chu Nguyên Chương) làm vua, căn cứ theo những số liệu mà Chu Nguyên Chương tự mình thống kê trong các tác phẩm của mình, có đến vài nghìn án lăng trì, chặt đầu. Những vụ án có hình phạt như dời khỏi thành phố cũng có khoảng mười nghìn. Hình phạt ưu tiên nhất chính là chết “treo”, nếu tiếp tục tái phạm sẽ bị xử tội chết.

“Trong 31 năm ông ta (chỉ Chu Nguyên Chương) làm vua, căn cứ theo những số liệu mà Chu Nguyên Chương tự mình thống kê trong các tác phẩm của mình, có đến vài nghìn án lăng trì, chặt đầu. Những vụ án có hình phạt như dời khỏi thành phố cũng có khoảng mười nghìn. Hình phạt ưu tiên nhất chính là chết “treo”, nếu tiếp tục tái phạm sẽ bị xử tội chết.

Các đại thần trước khi lên thiết triều đều chào từ biệt vợ

Như đã kể phía trên, Chu Nguyên Chương vốn xuất thân bần hàn. Cố nhân đã từng nói, anh hùng không xét xuất thân, đây không thể coi là việc coi thường người khác, hơn nữa, Chu Nguyên Chương khi mới làm hoàng đế cũng không khó xử vì hoàn cảnh xuất thân của mình.Trong cuốn “Sơ lược về các vị hoàng đế” có nói: “Khi mới lập quốc, Thái Tổ đã ra sắc lệnh, một mặt phải quan tâm đến nông dân, một mặt cần chiếu cố đến dân thường.” Nhưng khi khi đã ngồi vững trên ngai vàng, các vị hoàng đế có lẽ khó tránh khỏi việc “phát điên”. Chu Nguyên Chương bắt đầu thay đổi, ngày càng đa nghi hơn. Ông vừa hoài nghi các công thần có xuất thân cao quí sẽ cười nhạo mình, vừa lo lắng các thuộc hạ dưới mình sẽ gây bất lợi cho mình.

Theo lý mà nói, với tư cách là quân vương lập quốc nên khoan dung, đại lượng, các vị vua anh minh đều là những người như vậy. Tuy nhiên, Chu Nguyên Chương luôn lo lắng bất an cho giang sơn của mình, luôn ra tay giết hại những người có khả năng hoặc có năng lực tạo phản mới khiến ông ta yên tâm. Vì vậy, Chu Nguyên Chương luôn ra tay không hề đắn đo suy nghĩ. Ông ra tay giết người chỉ giống như chặt một cái cây, giết một con chó hoang khiến ông ta không thuận mắt. Một khi đã ra tay sẽ vô cùng tàn độc, vô tình.

Về nguyên nhân, chúng tôi có thể suy đoán rằng, đây có thể coi là sự thiếu tự tin của Chu Nguyên Chương. Đối với một người từng làm ăn mày, hòa thượng, việc thay đổi lên làm hoàng đế của một đất nước dường như quá đột ngột. Cũng giống như, một người ăn mày bỗng dưng nhặt được một thỏi vàng, ngoài tâm trạng sung sướng vui mừng, anh ăn mày cũng sẽ vô cùng lo lắng người khác sẽ đến cướp thỏi vàng đi mất. Vì vậy, ông ta luôn luôn lo lắng người khác sẽ cướp mất ngai vàng của mình.

Cuối cùng, trong tình trạng tinh thần luôn bất an như vậy, Chu Nguyên Chương đã biến thành một người cuồng sát. Chu Nguyên Chương nghĩ rằng chỉ có cách đó mới ông ta mới có thể yên tâm về giang sơn của mình. Người có dã tâm tàn ác như vậy luôn cảm thấy vui mừng trong quá trình tàn sát người khác. Ngô Hàm (nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc) đã nói trong cuốn “Minh Thái Tổ” rằng: “Trong 31 năm ông ta (chỉ Chu Nguyên Chương) làm vua, căn cứ theo những số liệu mà Chu Nguyên Chương tự mình thống kê trong các tác phẩm của mình, có đến vài nghìn án lăng trì, chặt đầu. Những vụ án có hình phạt như dời khỏi thành phố cũng có khoảng mười nghìn. Hình phạt ưu tiên nhất chính là chết “treo”, nếu tiếp tục tái phạm sẽ bị xử tội chết.

Lại nói: “Từ công thần khai quốc đến đại tướng, từ đại thần đến quan chức cấp huyện thị, tiến sỹ sinh viên, phú ông địa chủ, tăng ni phật tử, từ già đến trẻ, không ai không giết, ai cũng có thể bị giết. Một người cũng giết, một nhà cũng giết. Có tội bị giết, vô tội cũng bị giết”.

Tương truyền, vào đầu thời nhà Minh, các đại thần trước khi lên thiết triều đều chào từ biệt vợ. Bởi vì họ không biết lần thiết triều này có thể trở về Bình An hay không. Mỗi khi về nhà vào buổi tối, trong nhà luôn có tiệc rượu chúc mừng: có thể coi như còn sống được thêm một ngày.

Liêu Vĩnh Trung là đại tướng dũng mãnh uy quyền nhất dưới tay Chu Nguyên Chương. Năm đó, trong trận đại chiến giữa Chu Nguyên Chương và Trần Hữu Lượng tại hồ Bà Dương, thuyền của Chu Nguyên Chương bị bao vây. Trong tình thế vô cùng nguy hiểm và căng thẳng, Liêu Vĩnh Trung đã sẵn sang xông lên phía trước, giải cứu thành công. Chu Nguyên Chương vốn ghi lòng tạc dạ công ơn này của Liêu Vĩnh Trung. Nhưng đợi sau khi đã ổn định thiên hạ, Liêu Vĩnh Trung cuối cùng vẫn bị xử tội chết với tội danh “cậy công lao không coi pháp luật ra gì”.

Chu Lượng Tổ là tướng cũ của triều đình nhà Nguyên cũ, nhưng từ khi qui phục Chu Nguyên Chương đã lập công lớn. Trước tiên, ông bình định Quảng Đông và Tứ Xuyên, sau đó trấn giữ Bắc Bình. Thế nhưng, Chu Nguyên Chương vẫn mượn cớ “làm phản vua Hồng Vũ” để xử Chu Lượng Tổ tội chết. Chu Nguyên Chương triệu các quần thần vào cung, người đi cùng còn có con trưởng của Chu Lượng Tổ-Chu Xiêm. Sau một hồi mắng chửi, Chu Nguyên Chương ra lệnh quân lính đem cha con Chu Lượng Tổ, đánh chết tại chỗ. Qua mười năm, Chu Nguyên Chương có lẽ nhớ lại Chu Lượng Tổ còn một người con thứ. Chu Nguyên Chương cũng coi đây như một cái gai trong mắt, nên mượn cớ án phản loạn của Hồ Duy Dung khép người con thứ này vào tội chết, đem ra chém đầu.

Sau khi Liêu Vĩnh Trung, Chu Lượng Tổ, Chu Đức Hưng, Bạc Hữu Đức bị giết, Lưu Bá Ôn-người được coi là trung thần của Chu Nguyên Chương cũng bị hạ độc mà chết. Tiếp sau đó, Từ Đạt cũng bị hạ độc chết. Ngô Hàm đã viết trong cuốn “Minh Thái Tổ”, rằng: “Từ Đạt được coi là công thần số một trong công cuộc lập nên nhà Minh, tuy đã cẩn thận nhưng vẫn không thể trốn tránh. Vua Hồng Vũ bệnh nặng, thứ muốn ăn nhất chính là ngỗng hấp. Khi bệnh nặng, hoàng đế (chỉ Chu Nguyên Chương) ban cho ngỗng hấp nhưng chỉ có thể nuốt nước mắt tặng cho sứ giả ăn, không lâu sau đó thì chết”. Sau khi Từ Đạt chết, Chu Nguyên Chương luôn tỏ ra một bộ mặt đau xót. Thế nhưng, người cũng đã chết rồi, “mèo khóc chuột” khiến người ta cảm thấy Chu Nguyên Chương đang “diễn kịch”.

Ngoài việc tàn sát công thần, Chu Nguyên Chương còn tạo ra 2 cuộc thảm sát đẫm máu. Một là án Hồ Duy Dung. Hồ Duy Dung vốn là đồng hương của Chu Nguyên Chương. Năm thứ 13 vua Hồng Vũ, Chu Nguyên Chương bỗng nhiên tuyên bố quyền lực của Hồ Duy Dung quá lớn. Khi có quyền lực sẽ có mưa đồ tạo phản, mà làm phản là đại nghịch bất đạo, như vậy chỉ có một con đường chết. Hồ Duy Dung chết thì đã quá rõ, những người bị liên lụy cũng lên đến 15 nghìn người, trong đó bao gồm 22 công thần khai quốc. Người nhà của Chu Nguyên Chương-Lý Thiện Trường cũng nằm trong danh sách bị xét xử của vụ án. Khi bị xử tội chết, Lý Thiên Trường đã 77 tuổi, ròng rã 39 năm trời làm thuộc hạ của Chu Nguyên Chương. Nếu nói Lý Thiên Trường tạo phản, đừng nói là nhân dân không tin, có lẽ chính Chu Nguyên Chương cũng không tin.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news