Tin mới

IMF "lần tránh" đưa quyết định đưa NDT vào rổ tiền tệ quốc tế SDR

Thứ bảy, 07/11/2015, 08:51 (GMT+7)

Vốn cho rằng có thể dễ dàng đưa đồng NDT gia nhập SDR, nhưng thông tin mà IMF vừa công bố khiến con đường gia nhập vào SDR của đồng tiền này càng thêm xa vời.

Vốn cho rằng có thể dễ dàng đưa đồng NDT gia nhập rổ tiền tệ SDR(đơn vị tiền tệ quốc tế), nhưng thông tin mà IMF vừa công bố khiến con đường gia nhập vào SDR của đồng tiền này càng thêm xa vời.

IMF cho biết chưa có thời gian chính xác về việc đưa ra quyết định liệu đồng NDT có thể gia nhập SDR hay không. Sự thay đổi của bất cứ việc gì cũng không phải chuyện một sớm một chiều. Đặc biệt khi Mỹ là quốc gia trung tâm đứng sau IMF, sự việc đương nhiên sẽ không thể đơn giản như vậy.

Theo tin của Reuters, văn phòng của IMF tại Bắc Kinh cho biết, đến nay vẫn chưa có thời gian chính xác quyết định việc liệu đồng NDT có được gia nhập vào rổ tiền tệ SDR hay không. Thông tin này sớm đã được truyền thông nước này dự đoán, thời hạn quyết định sẽ bị trì hoãn.

Dường như chuyện này sớm đã được dự đoán. Như bài viết trước mà tác giả đã chỉ ra, việc đồng NDT gia nhập SDR sẽ có nhiều thay đổi. Vì các cơ quan đánh giá và các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới đã đánh giá ảnh hưởng của việc không được gia nhập SDR với đồng NDT. Khi đó nhận thấy, điều này tuyệt đối không phải không có căn cứ, cũng không phải những phỏng đoán không cần thiết.

Trên thực tế, Bắc Kinh đang hết sức nỗ lực giúp đồng NDT được gia nhập rổ tiền tệ quốc tế SDR.

Trong vài tháng trở lại đây, hàng loạt hoạt động cải cách xung quanh đồng NDT đang được nỗ lực thực hiện.Điều này giúp đồng tiền này dần tiếp cận với các yêu cầu kỹ thuật mà IMF đưa ra.

Hiện nay, tổ chức tiền tệ quốc tế IMF đưa ra hai tiêu chuẩn cho rổ tiền tệ SDR. Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và hàng hóa trong nước của quốc gia phát hành (hay liên minh tiền tệ) của đồng tiền này phải đứng hàng đầu trên thế giới (đã đủ tiêu chuẩn từ 5 năm trước). Thứ hai, đồng tiền này phải được IMF công nhận là “đồng tiền được sử dụng tự do”. Cụ thể bao gồm tình hình sử dụng tự do trong quĩ dự trữ quốc tế, vay vốn trong các ngân hàng quốc tế, trái phiếu quốc tế cũng như các giao dịch ngoại hối.

Trung Quốc đã đạt tiêu chuẩn đầu tiên. Vì trong năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia kinh tế hàng hóa lớn nhất thế giới, đồng thời giữ vị trí thứ 3 trong các quốc gia có nền kinh tế dịch vụ phát triển.

Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện tiêu chuẩn thứ hai.

Hai tháng vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp như bán dự trữ đô la, nâng cao phát triển giới trung gian nhằm bảo vệ tỷ giá đồng NDT.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đồng ý cho hàng loạt cơ quan nước ngoài gia nhập vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng vào cuối tháng 4 năm nay. Ngày 14/7, ngân hàng Trung ương tiếp tục tuyên bố, hạn ngạch của ba cơ quan, tổ chức nước ngoài như ngân hàng Trung ương nước ngoài, quĩ tài chính chủ quyền và tổ chức tiền tệ quốc tế khi tham gia thị trường trái phiếu liên ngân hàng sẽ hoàn thành thông qua hệ thống nộp đơn, không cần đợi phê duyệt. Phạm vi đầu tư của ba tổ chức, cơ quan này sẽ được mở rộng thêm nhiều sản phẩm khác.

Một cải cách về tỷ giá hối đoái của đồng NDT ngày 11/8 có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn thứ hai. Ngân hàng Trung ương tuyên bố sẽ tiếp tục cải thiện báo giá về tỷ giá hối đoái đồng NDT với bên trung gian. Phía trung gian sẽ tham khảo tỷ giá chốt phiên của thị trường ngoại hối phiên trước đó. Đồng thời, biên độ giảm ngắn hạn của đồng NDT vào khoảng 3%. IMF đã có những đánh giá tích cực về hành động này của phía Trung Quốc. Có thể thấy, tổ chức tiền tệ quốc tế IMF có thái độ ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc.

Điều đáng chú ý hơn là theo giới truyền thông cho biết, lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp số liệu về ngoại hối của nước này với tổ chức IMF vào cuối tháng 9. Điều này khiến Trung Quốc trở thành một trong 96 quốc gia tiết lộ số liệu quí cho tổ chức này. Trong tháng 10, Trung Quốc tuyên bố áp dụng tiêu chuẩn đặc biệt SDDS do IMF công bố.

Không chỉ vậy, tổ chức IMF cũng vô cùng hợp tác, hé lộ niềm tin về việc đồng NDT gia nhập rổ tiền tệ SDR. Nhưng với tình hình hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể tiếp tục bước cuối cùng.

Từ xưa đến nay, những biến động của thị trường tiền tệ quốc tế vẫn âm thầm tồn tại bên dưới tình hình ổn định hiện nay. Vậy những thay đổi lần này sẽ ra sao?

Có nhà phân tích cho rằng, cho dù đồng NDT có thể gia nhập quyền rút vốn đặc biệt SDR vào tháng 11 cũng không có cơ cấu tài sản mới với qui mô lớn trong thời gian ngắn. Vì vậy sự ảnh hưởng trực tiếp của đồng tiền này là có hạn. Vì các ngân hàng trung ương các nước và quĩ tài chính chủ quyền có hứng thú với đồng NDT đã sắp xếp cơ cấu đối với đồng tiền này, không thể tăng số  tài sản NDT trong thời gian ngắn. Nhưng, ý nghĩa tượng trưng của việc này là vô cùng quan trọng. Sự gia nhập của đồng NDT sẽ được coi là xác nhận của IMF, chứng minh NDT là đồng tiền được tự do sử dụng. Đồng thời, việc gia nhập này cũng đánh dấu sự công nhận của cộng đồng quốc tế với tầm quan trọng của đồng NDT trong thị trường tiền tệ quốc tế. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cải cách các hạng mục vốn đầu tư và tình hình tài chính trong nước của quốc gia này.

Đồng NDT sẽ được giao dịch tự do vào năm 2020. Nguồn: Internet

Điều khiến cho Mỹ lo lắng hơn chính là, nếu tổ chức tiền tệ quốc tế công nhận tư cách đồng NDT là một loại tiền tệ dự trữ, ít nhất một nghìn tỷ đô la mỹ dự trữ của các ngân hàng trung ương thế giới sẽ được đổi thành NDT. Điều này không phải một thông tin tốt trong tình hình đồng đô la trượt giá như hiện nay.

Ngoài ra, hiệp định ngân hàng đầu tư châu Á đã nhận được sự phê chuẩn của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, có thể được triển khai vào cuối năm nay. Đây cũng có thể coi là bước quan trọng có hiệu lực cuối cùng trong năm nay. Nếu việc đồng NDT gia nhập vào SDR có thể hỗ trợ việc triển khai phát triển ngân hàng đầu tư châu Á, điều này sẽ giúp Trung Quốc có thêm cơ hội đầu tư vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều quan trọng là việc thực hiện tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ vào tháng 12 tới cũng chưa chắc chắn. Điều này cũng có thể nhận thấy qua bài phát biểu của bà Janet Yellen với Cục dự trữ liên bang vào thứ 4 vừa qua.

Bà Yellen cho biết, nếu các thông tin tiếp theo cho thấy nền kinh tế Mỹ phát triển theo đúng kế hoạch, tháng 12 sẽ thích hợp để áp dụng tăng lãi suất. Nhưng, FOMC vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng việc liệu tháng 12 sẽ áp dụng hành động gì, vẫn cần tiếp tục theo dõi tình hình của số liệu kinh tế. Nếu số liệu kinh tế khả quan, tháng 12 sẽ tổ chức hội nghị đưa ra quyết định cuối cùng.

Bà Yellen còn chỉ ra rằng, thị trường cần quan sát cả con đường lãi suất dài hạn, Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng không muốn tăng lãi suất đột ngột.

Tuy bà Yellen luôn duy trì thái độ tích cực với tình hình kinh tế Mỹ, nhưng bà vẫn đưa ra các đối sách mà Cục dự trữ liên bang có thể áp dụng khi tinh hình nền kinh tế Mỹ xấu đi. Bà cho biết, nếu triển vọng kinh tế của Mỹ xấu đi, Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể suy nghĩ áp dụng lãi suất tiêu cực. Việc áp dụng lãi suất có thể giúp đỡ việc cho vay của các ngân hàng.

Trong tình hình giá cả các mặt hàng tiếp tục sụt giảm, tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ chậm lại, Cục dự trữ liên bang đang phải đối mặt với việc tăng lãi suất lần đầu tiên sau năm 2006. Nhưng con đường tăng lãi suất cơ bản này của Cục dự trữ liên bang đang vô cùng khó khăn. Theo số liệu mới nhất cho thấy, chỉ số việc làm của Mỹ trong tháng 9 không tốt như dự đoán. Nhưng hậu quả của việc không được gia nhập vào SDR của đồng NDT cũng rất rõ ràng.

Theo thông tin của Bloomberg, một nhà phân tích trong buổi phỏng vấn đã cho biết, việc đồng NDT vẫn đứng ngoài rổ tiền tệ trong tháng này sẽ gây cú sốc lớn cho thị trường trong thời gian ngắn.

Chiến lược gia của ngân hàng HSBC tại Hongkong  cho biết: “Nếu việc gia nhập thất bài, đây không chỉ là một tin xấu với Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới”. Nếu IMF bật “đèn đỏ” với đồng NDT, tình hình tỷ giá hối đoái đồng tiền này của ngân hàng HSBC sẽ vô cùng xấu, áp lực tiêu cực sẽ ép ngân hàng thực hiện những biện pháp điều chỉnh.

Vì vậy, Mỹ có thể không cần sử dụng biện pháp gì để có thể giúp đỡ giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực của việc trì hoãn gia tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang FED. Đây cũng là động thái mới của Mỹ trong dài hạn, đây cũng là điều mà Trung Quốc cần phải học hỏi.

Nghiêm Thu. (Theo Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đồng NDT SDR