Người dân Ba Lan, một số vùng của Pháp và thủ đô Ukraine đều phải đối mặt với những hạn chế mới với hầu hết các cửa hàng đóng cửa và mọi người bị thúc giục làm việc tại nhà. Ở những nơi khác của châu Âu, sự thất vọng với các lệnh kiềm chế Covid-19 mới đã tràn qua. Các cuộc ẩu đả đã nổ ra tại một cuộc biểu tình chống hạn chế lớn tại thành phố Kassel của Đức, hàng nghìn người tham gia vào các cuộc biểu tình tương tự tại Liestal, Thụy Sĩ và London.
"Chấm dứt phong tỏa" và "Phiến quân Corona" chính là những biển hiệu mà người biểu tình cầm theo tại Kassel. Đây là cuộc biểu tình thu hút các nhà hoạt động cực tả, cực hữu, những người chống vaccine và người theo thuyết âm mưu.
Tại châu Phi, Tổng thống Madagasca Andry Rajoelina đã nhắc lại sự hoài nghi vaccine của chính mình. Ông nói thêm rằng đó là một phương thuốc thảo dược chưa được thử nghiệm mặc dù trước đó ông từng ca ngợi nó "sẽ bảo vệ tôi và gia đình".
Đại dịch vẫn đang gia tăng trên toàn thế giới với số ca nhiễm Covid-19 tăng 14% trên toàn cầu trong tuần qua. Thủ tướng Pakistan Imran Khan trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính, 2 ngày sau khi nhận vaccine Sinopharm của Trung Quốc. Người phát ngôn của ông cho biết thủ tướng hiện đang tự cách ly với các triệu chứng nhẹ.
Hơn 1/3 dân số Pháp hiện đang trong tình trạng bị cấm vận mới khi quốc gia này cùng với một số nước láng giềng châu Âu phải đối đầu với làn sóng Covid-19 thứ 3. Tuy nhiên, các quy định mới nhẹ hơn những quy định được thực thi vào thời điểm cao điểm của đại dịch năm ngoái. Các trường học vẫn mở cửa và các tiệm làm tóc, đánh giày, cửa hàng socola được thêm vào danh sách các doanh nghiệp được phép tiếp nhận khách hàng.
Trên bờ sông Seine đầy nắng, một số người dân Paris đặt câu hỏi rằng liệu họ có thực sự đang bị phong tỏa hay không. Một người dân tên Philippe đang đi dạo cùng con gái giữa dòng người đi xe đạp và chạy bộ cho biết: “Tôi không thể nhìn thấy bất kỳ sự thay đổi nào ngoài những cửa hàng đã đóng cửa".
Trong khi đó, tranh cãi về vaccine của AstraZeneca không có dấu hiệu giảm bớt. Người đứng đầu EU Ursula von der Leyen đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu vaccine này nếu khối không nhận được giao hàng trước. Gã khổng lồ dược phẩm Anh-Thụy Điển chỉ giao 30% trong số 90 triệu liều vaccine mà họ đã hứa trong quý đầu tiên của năm, đổ lỗi cho sự chậm trễ trong sản xuất tại các nhà máy ở EU.
Von der Leyen nói với tập đoàn truyền thông Funke của Đức: “Chúng tôi có quyền lựa chọn cấm xuất khẩu theo kế hoạch. Đó là thông điệp gửi đến AstraZeneca: bạn hoàn thành hợp đồng với châu Âu trước khi bắt đầu giao hàng cho các quốc gia khác”. Các quan chức châu Âu rất tức giận khi AstraZeneca đã không có mặt trên lục địa trong khi thực hiện đầy đủ các cam kết với Vương quốc Anh. Tính đến hôm qua, một nửa dân số trưởng thành của Anh đã được tiêm ít nhất một mũi.
AstraZeneca cũng đã phải đối mặt với những lo lắng rằng vaccine của họ có thể gây đông máu. Hơn một chục quốc gia đã tạm dừng sử dụng vaccine này trong những ngày gần đây. Một số quốc gia châu Âu bao gồm Đức và Ý đã nối lại tiêm chủng AstraZeneca vào ngày 19/3 sau khi các cơ quan quản lý của EU và WHO tuyên bố thuốc này an toàn. Nhưng các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan đều cho biết họ muốn biết thêm thông tin trước khi triển khai vaccine trở lại.
Tìm cách trấn an người dân của họ, Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Pháp Jean Castex đều đã tiêm vaccine của AstraZeneca vào 19/3. "Tôi thực sự không cảm thấy điều gì. Nó rất tốt, rất nhanh chóng", ông Johnson, người bị nhiễm Covid-19 năm ngoái cho biết.
Trong khi đó, Brazil cho biết họ đang đàm phán với Mỹ để nhập khẩu vaccine Covid-19 mà Washington hiện không sử dụng và đã cam kết chia sẻ với Mexico và Canada.
(Theo RTHK)