(Tinmoi.vn) Mỹ đang làm mọi thứ có thể để duy trì quyền bá chủ toàn cầu, nhưng Trung Quốc và Nga lại làm hết sức mình để ngăn chặn một tham vọng như vậy trên thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Putin
Nhà chính trị học Peter Harris đã có một bài viết khá sâu sắc về mối quan hệ Nga-Trung trong tạp chí The Diplomat. Peter Harris nhấn mạnh rằng, trong tương lai gần, liên minh Nga-Trung còn phát triển và mối quan hệ này ngày càng nồng ấm. Cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ việc xây dựng một thế giới đa cực, đi ngược lại với tham vọng đơn cực của Mỹ. Điều này vô hình đã đẩy Bắc Kinh và Moscow vào một liên minh chống lại chiếc lược cốt lõi bao nhiêu năm qua của Mỹ. Sự thật là hàng loạt các vấn đề địa chính trị trên thế giới đều nhận được sự thống nhất giữa Nga và Trung Quốc.
Gần đây hàng loạt các cuộc tiếp xúc và hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Nga và Trung Quốc đã diễn ra như thỏa thuận lịch sử về khí đốt tự nhiên, tập trận hải quân chung, vấn đề Syria …nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế. Bắc Kinh và Moscow hiện nay quan tâm và thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi sang một thế giới đa cực.
Các nhà phân tích tin rằng liên minh giữa Bắc Kinh và Moscow sẽ nhanh chóng làm giảm ảnh hưởng của Mỹ, không chỉ ở phía đông, và trên quy mô toàn cầu. Trung Quốc và Nga hiện là lực lượng hải quân mạnh thứ hai và thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, cùng một lúc cả hải quân Nga và Mỹ đều không thể so sánh với Hải quân Mỹ và hiện khó có thể thách thức Mỹ ở Thái Bình Dương chứ chưa nói đến khu vực đất liền của Mỹ.
Tuy nhiên, lực lượng hải quân của Bắc Kinh và Moscow trong tương lai hoàn toàn có thể có được một lợi thế chiến lược nếu phát triển đến một sức mạnh đủ đe dọa ưu thế của Mỹ ở phía đông. Trong liên minh này với Nga sẽ nỗ lực để làm suy yếu khả năng "xâm lược" ngoài khơi bờ biển Đông Á của Mỹ. Kết quả là, Mỹ sẽ phải "cân bằng" đối với cả Trung Quốc và Nga ở phía đông và ngoài ra còn có các "can thiệp" của Nga ở Trung Á, Trung Đông hoặc Đông Âu.
Washington có thể làm gì để ngăn chặn liên minh Nga-Trung? Các chuyên gia cho rằng:
Đầu tiên, Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn việc tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Nga. Điều này có nghĩa sử dụng bất kỳ hoạt động đòn bẩy ngoại giao nào để đạt được mục đích như vậy.
Thứ hai, Mỹ có thể tìm kiếm các đồng minh, cùng có mục tiêu chung - chống mối đe dọa chung từ Trung Quốc và Nga. Và Nhật Bản là "ứng cử viên có khả năng nhất" có thể trở thành đồng minh thân cận nhất của Mỹ.
Thứ ba, Mỹ có thể giúp mở rộng hợp tác với Ấn Độ. Tuy nhiên, Delhi có mối quan hệ lịch sử ổn định với Moscow.
Thứ tư, Washington có thể sử dụng các đồng minh "nhỏ" như Australia để tạo ra một liên minh rộng rãi chống Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước này không có ý định chống lại Nga.
Trong dài hạn, các nhà phân tích tin rằng, thế giới sẽ có xu hướng "đa cực", các cố gắng của Mỹ chỉ duy trì được một thời gian không lâu nữa. Đơn cực "không thể kéo dài mãi mãi."
Yên Hưng (Theo Newsland)