Tin mới

Tại sao lãnh đạo Nga, Trung muốn thành “cạ cứng”?

Thứ năm, 22/05/2014, 14:14 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Khi mối quan hệ với phương Tây trở nên căng thẳng, lãnh đạo của hai nước đều nhận thấy, họ sẽ được lợi rất nhiều nếu từ việc đặt sự ngờ vực sang một bên và tỏ ra thân thiết.

(Tinmoi.vn) Khi mối quan hệ với phương Tây trở nên căng thẳng, lãnh đạo của hai nước đều nhận thấy, họ sẽ được lợi rất nhiều nếu từ việc đặt sự ngờ vực sang một bên và tỏ ra thân thiết.

Tại sao lãnh đạo Nga, Trung muốn thành cạ cứng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi đón tiếp vào ngày 20/5, tại Thượng Hải

Ông Vladimir Putin đang cần đồng minh trong những ngày này, và ông đã tìm thấy ít nhất một người ở  Trung Quốc. Tổng thống Nga đang tạm thời tránh khỏi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng chuyến thăm Thượng Hải để tham dự Hội nghị (có tên gọi rất sáng tạo) là Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) vào tuần này.

Hôm thứ 3 (20/5), ông đã có cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người gần đây thể hiện trên truyền thông rằng ông “sẵn lòng tiếp đón nồng hậu” Tổng thống Nga Putin. Ông Tập nói rằng mối quan hệ gần gũi với Nga là một “tất yếu” và quan trọng để “đem lại thịnh vượng của hai quốc gia.”

Những phát biểu này nhiều hơn lịch sự xã giao thông thường. Mặc dù Nga và Trung Quốc thường công khai thừa nhận mối quan hệ giữa hai nước trong hai thập kỷ qua, vẫn còn có những ngờ vực về sự chia rẽ thuộc hệ tư tưởng và những tranh chấp biên giới từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Nhưng quá khứ dường như đang được hàn gắn. Gọi Trung Quốc là “người bạn tin cậy của chúng tôi” trong bình luận mở đầu chuyến thăm của mình, ông Putin nói rằng tình bạn giữa hai quốc gia “đã đạt đến một mức độ tốt đẹp nhất trong lịch sử kéo dài hàng thập kỷ” của họ.

Mối tình thân mến thân này đến với hai lãnh đạo khi họ đang ngày càng bị cô lập. Việc Nga thâu tóm Crimea từ Ukraine đã khiến phương Tây áp ngay lập tức các biện pháp trừng phạt lên đất nước này, trong khi thái độ hiếu chiến của Trung Quốc về vùng biển tranh chấp với nhiều quốc gia, trong đó có khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam đã khiến họ bị nhiều nước láng giềng xa lánh, gồm cả Nhật Bản và Philippines. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam còn gây làn sóng phản đối dữ dội với các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc nổ ra ở Việt Nam vào cuối tuần qua. Những bất đồng nằm trong hai trường hợp này đã hủy hoại mối quan hệ của Trung Quốc và Nga với Mỹ. Điều này khiến cho Moscow và Bắc Kinh cần sự hỗ trợ về ngoại giao lẫn nhau trên đài quốc tế.

Sự cần thiết về kinh tế cũng khiến hai quốc gia đến gần nhau hơn. Nền kinh tế của Nga một lần nữa cho thấy sự chững lại. Tăng trưởng chỉ ở mức 1,3% vào năm ngoái, và IMF cũng dự đoán kinh tế Nga năm 2014 sẽ cho thấy tình trạng kiệt quệ tương tự. Điều này khiến ông Putin thực sự khao khát những vụ đầu tư mới mẻ và những khách hàng mới cho ngành xuất khẩu, mà Trung Quốc lại sẵn lòng “ứng cử”. Mối thông thương giữa hai quốc gia đã bùng nổ từ những năm 1990, trong khi các công ty Trung Quốc nhận thấy Nga như một đối tượng tiềm năng cho những thương vụ kinh doanh mới. Vừa trong tuần này, nhà sản xuất SUV Great Wall Motor của Trung Quốc đã công bố kể hoạch xây dựng nhà máy trị giá 340 triệu USD ở Nga.

Theo quan điểm của Nga, cuộc khủng hoảng ở Ukraine chỉ khiến mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc càng thêm cấp thiết. Ông Puti cho thấy tín hiệu ông đã nhận thấy tương lai cho nền kinh tế nước mình ở khu vực phía Đông, chứ không phải phương Tây. Ông viết vào năm 2012 rằng, châu Á “là nhân tố quan trọng nhất cho tương lai sáng lạng của toàn nước Nga.” Những tác động không mong muốn từ động thái của ông Putin ở Ukraine càng làm nổi lên sự cấp bách của động thái chuyển hướng này. EU là đối tác thương mại chính, nguồn đầu tư của Nga và khi mối quan hệ này trở nên căng thẳng, nguồn vốn mới tiềm năng ở Trung Quốc mới trở nên hấp dẫn và quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn háo hức tìm kiếm nguồn vật liệu thô, như dầu, gỗ và khoảng sản cho việc sản xuất các máy móc, và Nga có thứ họ thèm muốn. Trong suốt chuyến thăm Thượng Hải, ông Putin hy vọng có thể hoàn thành bản hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên của ông trùm Gazprom cho Trung Quốc trong vòng 30 năm. Thương vụ này bao gồm việc xây dựng một đường ống dẫn kéo dài từ hai nước. Thậm chí, Nga và Trung Quốc có thể tự do giải quyết cùng nhau một đối tượng “khó nhằn” chung giữa hai bên - phương Tây. Trong khi Mỹ và châu Âu luôn phàn nàn về các vấn đề nhân quyền thì điều đó lại không phải là mối quan tâm chính trên bàn đàm phán của Nga và Trung Quốc.

Mối quan hệ Nga-Trung Quốc có ý nghĩa địa chính trị lớn đối với phương Tây. Những nỗ lực của Washington và Brussels gây áp lực lên ông Putin qua cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ gặp khó khăn hơn khi Moscow đã tìm được nguồn đầu tư mới, thương mại và ủng hộ ngoại giao từ Bắc Kinh. Trong khi Trung Quốc đang gặp rắc rối với phương Tây từ những tranh chấp thương mại đến vụ gián điệp mạng. Vào hôm thứ 2 (19/5), Bộ Tư pháp Mỹ trong một động thái bất ngờ đã buộc tội 5 quan chức an ninh Trung Quốc đột nhập vào các máy tính Mỹ để ăn trộm dữ liệu. Thật may mắn cho Chủ tịch Tập và Tổng thống Putin, trong trật tự thế giới mới, họ đã tìm thấy nhau.

Chi MK (Theo TIME)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news