Tin mới

Lý giải những động thái của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông

Thứ tư, 28/05/2014, 10:38 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Một bài viết trên trang Business Spectator mới đây đã lý giải cho những hành động của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông. Theo tác giả, rất nhiều người còn chưa hiểu được lý do tại sao Trung Quốc lại hành động như hiện tại ở biển Đông và biển Hoa Đông. Khi đi gây hấn với những nước hàng xóm và đe dọa an ninh trong khu vực, Trung Quốc hy vọng đạt được điều gì?

(Tinmoi.vn) Một bài viết trên trang Business Spectator mới đây đã lý giải cho những hành động của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông. Theo tác giả, rất nhiều người còn chưa hiểu được lý do tại sao Trung Quốc lại hành động như hiện tại ở biển Đông và biển Hoa Đông. Khi đi gây hấn với những nước hàng xóm và đe dọa an ninh trong khu vực, Trung Quốc hy vọng đạt được điều gì?

Lý giải những động thái của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông


Theo tác giả, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng cái mà Chủ tịch Tập Cận Bình gọi là “mô hình những quan hệ quyền lực mới”. Để tìm ra mục tiêu cho những hành động của Trung Quốc, chúng ta phải hiểu “mô hình mới” nghĩa là gì? Ông Tập muốn Trung Quốc nắm nhiều quyền lực hơn và có ảnh hưởng ở châu Á hơn nhiều thế kỷ trước. Việc khao khát này vốn đã theo nguyên tắc “tổng bằng 0”, nghĩa là nếu Trung Quốc có thêm nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn, Mỹ phải giảm đi một sức mạnh tương tự. Đó là điều mà ông Tập cùng các đống sự đang âm mưu đạt được.

Lý do của họ đơn thuần là đã đủ. Họ biết rằng vị thế của Mỹ ở châu Á được gây dựng từ hệ thống mạng lưới các đồng minh và các đối tác là nhiều láng giềng của Trung Quốc. Họ tin rằng, làm suy yếu mạng lưới này là cách tốt nhất để làm suy yếu quyền lực của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và họ biết rằng, đằng sau những lời hùng biện hoa mỹ trong ngoại giao, sức mạnh cốt lõi của những đồng minh này là sự tự tin về mối quan hệ thân hữu với Mỹ, rằng Mỹ có thể bảo vệ họ chống lại sức mạnh của Trung Quốc.

Vì vậy, cách dễ dàng nhất giúp Bắc Kinh làm suy yếu quyền lực của Washingotn ở châu Á là “đánh” vào sự tự tin này. Cách dễ nhất để đạt được điều đó là đánh thẳng vào khu vực mà Mỹ và những đồng minh, những nước láng giềng Trung Quốc cùng có quyền lợi- nhưng những quyền lợi của Mỹ chưa được đảm bảo-như là những tranh chấp về lãnh hải mà Mỹ không có quyền lợi trực tiếp.

Bằng cách sử dụng áp lực có sử dụng thiết bị quân sự trong những khu vực nhiều tranh chấp này, Trung Quốc muốn kích thích khao khát hỗ trợ quân sự từ Mỹ cho những người hàng xóm ở châu Á. Đồng thời, Trung Quốc cùng lúc khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ này do có những đe dọa trực tiếp rõ ràng từ mối quan hệ Mỹ-Trung này. Nói cách khác, bằng những hăm dọa trực tiếp có sử dụng thiết bị quân sự, Trung Quốc buộc Mỹ phải đối mặt với lựa chọn, hoặc bảo vệ mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hoặc chống lại Trung Quốc.

Bắc Kinh đang đặt cược rằng, khi phải đối mặt với lựa chọn này, Mỹ sẽ rút lui, để lại đồng minh của họ và những người bạn không được hỗ trợ. Tiếp đó, những đồng minh cùng những đối tác của Mỹ sẽ bị suy yếu, quyền lực của Mỹ ở châu Á cũng sẽ giảm sút, và sức mạnh của Trung Quốc tăng lên.

Quan điểm này lý giải những động cơ của Trung Quốc gần đây.

Tất nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những nguy cơ. Họ không muốn đối đầu với Mỹ, vì vậy, họ tự tin cho rằng Mỹ sẽ rút lui và bảo vệ mối quan hệ của họ hơn là gây gổ với Trung Quốc, thậm chí nếu điều đó có làm cho vị thế của Mỹ ở châu Á bị suy giảm nặng nề. Niềm tin này bắt nguồn từ hai phán đoán của các lãnh đạo Trung Quốc.

Thứ nhất, họ tin rằng kế hoạch A2D “chống tiếp cận/chống xâm nhập vùng” mới có thể ngăn cản Mỹ chiến thắng nhanh chóng  và dễ dàng trong một cuộc đụng độ trên biển trong vùng nước ven biển Đông. Trung Quốc sử dụng học thuyết chiến tranh trên không-biển của Mỹ rằng Mỹ không thể chiến thắng trong vùng biển mà không tung ra một chiến dịch lớn tấn công vào vùng lãnh hải của Trung Quốc. Những trận đánh này rõ ràng sẽ leo thang và không dừng lại dưới ngưỡng cửa hạt nhân. Vì vậy, những nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng những người đồng cấp Mỹ hiểu không thể tự tin sẽ chiến thắng hay bị hạn chế trong một cuộc chiến đấu với Trung Quốc ngày nay.

Thứ hai, Bắc kinh tin rằng cán cân giải quyết vấn đề nằm ở phía Trung Quốc. Washington rõ ràng muốn bảo vệ quyền lợi ở châu Á, nhưng Bắc Kinh cũng không hề tỏ ra muốn từ bỏ. Những lãnh đạo ở Bắc Kinh tin rằng Washington hiểu được sự bất cân bằng này và họ không cho rằng Trung Quốc sẽ thỏa hiệp đầu tiên trong cuộc khủng hoảng.

Những quan điểm này của Trung Quốc gây ngạc nhiên cho rất nhiều giới nước ngoài, trong đó bao gồm cả Washington. Chủ yếu là Bắc Kinh không thật sự quan ngại về những thách thức của những nhà lãnh đạo Mỹ ở châu Á bởi vì họ không muốn mạo hiểm đối đầu với Mỹ khi mà các lãnh đạo ở Bắc Kinh biết rằng họ sẽ thua cuộc, và lòng khao khát muốn bành trướng thế lực Trung Quốc ở châu Á không đủ mạnh để họ phải mạo hiểm như vậy.

Bởi vậy, tình hình châu Á hiện nay đang chứa chấp mầm mống những hiểu lầm vô cùng tệ hại. Cả Washington và Trung Quốc đều không nhường nhau khi Trung Quốc ngày càng trắng trợn khiêu khích những nước bạn bè và đồng minh của Mỹ, trong khi cam kết bảo vệ của Mỹ cho những nước này ngày một đanh thép hơn. Cả hai nước tin rằng họ có thể thực hiện ý đồ của mình mà không bị thiệt hại gì vì tin rằng bên kia sẽ lùi bước trước. Nhưng có nguy cơ cao là cả hai đều sai. Cần ai đó thay đổi “luật chơi” để ngăn chặn những mối nguy hiểm của thảm họa này.

Chi MK (Theo Business Spectator)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: biển Hoa Đông