Đối với nhiều người, dưa muối dường như là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vị chua chua, cay cay của dưa muối còn đưa cơm, giảm ngấy, giúp bữa ăn của chúng ta trở nên khoái khẩu hơn.
Nhưng, theo chuyên gia dinh dưỡng Jay Cowin, dưa muối lại là thủ phạm đứng sau nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Các loại dưa muối đều chứa rất nhiều muối. Điển hình, một quả dưa chuột muối chứa hơn 66% lượng natri mà một người trưởng thành nên ăn mỗi ngày. Và chẳng có ai một bữa cơm chỉ ăn một miếng dưa muối nhỏ. Điều đó có nghĩa là khi ăn dưa muối, bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng natri dư thừa khủng khiếp.
Tác dụng phụ rõ rệt nhất bạn có thể nhận thấy sau khi ăn dưa muối chính là bị đầy hơi. Tiến sĩ Waqas Ahmad Buttar cho biết: "Việc sử dụng quá nhiều muối khi làm dưa chua làm tăng hàm lượng natri trong chế độ ăn, dẫn đến tác động xấu cho sức khỏe, gây trữ nước và đầy hơi ở bụng".
Về lâu dài, ăn nhiều dưa muối còn dẫn đến những vấn đề sức khỏe phức tạp hơn. Thường xuyên ăn món này sẽ dẫn đến cao huyết áp và khiến thận hoạt động vất vả, quá sức. Việc tăng huyết áp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những bệnh lý nhạy cảm với huyết áp.
Bên cạnh đó, khi làm dưa người ta thường cho nhiều loại gia vị và những thứ này có thể gây loét đường ruột. Những người ăn dưa chua liên tục thường có vấn đề về đường tiêu hóa là vì vậy.
Dưa chua là món ăn ngon và có vị mặn nên nó sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn cho chúng ta. Chính điều này khiến bạn ăn "vào cơm" hơn, dễ gây tăng cân.
Nhiều người nghĩ rằng dưa muối được làm từ các loại rau thì sẽ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như rau xanh. Điều này hoàn toàn sai lầm. Dưa chua có giá trị dinh dưỡng thấp do quá trình ngâm chua, lên men. Vì vậy, bạn đừng nghĩ dùng dưa chua để thay thế cho rau hoặc các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
>> Xem thêm: Mẹo nấu thịt kho tàu nhanh mềm, cực thơm ngon
(Ảnh: Internet)