Ngày 17/7/2014, chuyến bay mang số hiệu MH117 của hãng hàng không Malaysia chở theo 298 người đã bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine khiến toàn bộ người trên khoang thiệt mạng. Một năm trôi qua, thủ phạm của thảm kịch này vẫn còn là một bí ẩn.
Đã gần một năm sau khi thảm kịch MH17 xảy ra, nhưng người dân tại Hrabove, ngôi làng nhỏ ở miền Đông Ukraine, vẫn chưa nguôi ám ảnh bởi những điều khủng khiếp mà họ đã phải chứng kiến.
Trước ngày 17/7/2014, rất ít người biết đến Hrabove, một ngôi làng nhỏ với số dân chỉ khoảng 1000 người . Tuy nhiên một năm qua, nơi đây đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới bởi đã chứng kiến chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines lao xuống đất, kéo theo sinh mạng của 298 người.
Hiện trường thảm kịch MH17 với nhiều mảnh vỡ máy bay vương vãi và những đám cháy. |
Ngày 17/7/2014, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia, chở 298 người, trong đó có 3 trẻ sơ sinh và 15 thành viên phi hành đoàn từ Amsterdam (Hà Lan) tới thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Sau khi khởi hành ở Amsterdam lúc 12h51 chiều (theo giờ địa phương), máy bay dự kiến sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kuala Lumpur lúc 6h10 sáng (giờ địa phương) vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, chuyến bay xấu số đã không bao giờ đến được đích dự định.
Sáng ngày 18/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp khẩn về tình hình Ukraine, sau khi máy bay MH17 bị bắn rơi.
Số nạn nhân từ các nước được thống kê bao gồm: 189 người là công dân Hà Lan, 44 người là người Malaysia bao gồm 15 thành viên phi hành đoàn, 27 người là người Australia, 12 người Indonesia, 9 người Anh, 4 người Belgians, 4 người Đức, 3 người Philippines, 1 người Canada, 1 người New Zealand và 1 người Romania.
Các nhân viên cứu hộ thu thập xác nạn nhân vụ MH17 ở miền Đông Ukraine. |
Theo Hiệp hội Giao thông đường không quốc tế, MH17 không hề “lạc” vào vùng giới hạn bay mặc dù trước đó một số máy bay quân sự Ukraine đã từng bị phiến quân bắn hạ trong khu vực này và nơi đây cũng được biết đến như vùng giao tranh ác liệt.
Eurocontrol, một tổ chức về an toàn giao thông đường không châu Âu cho hay MH17 bay ở độ cao xấp xỉ 10,000m – tức là độ cao được cho phép bởi chính quyền Ukraine mà gần đây đã đóng cửa vùng không phận ở độ cao dưới mức 10,000m này.
Theo dịch vụ theo dõi đường bay FlightAware.com vị trí cuối cùng của MH17 được xác định là ở cách biên giới Ukraine với Nga 10,000 m về phía Tây. Giới chức Ukraine là những người đầu tiên thông báo về vụ tai nạn và các nhà báo đã tìm ra địa điểm chiếc máy bay rơi gần một ngôi làng, cách biên giới Nga 40 km, do các chiến binh thân Nga chiếm giữ.
Thi thể nạn nhân MH17 được đưa về Hà Lan. |
Do có nhiều công dân thiệt mạng nhất, Hà Lan đã được trao nhiệm vụ mở cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân vụ rơi máy bay này.
Hồi tháng 9/2014, Ủy ban An toàn Hà Lan đã công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ MH17, trong đó khẳng định chiếc máy bay này rơi là do bị một lực từ bên ngoài tác động, cụ thể máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh ngay trên không trung do trúng phải "một loạt các vật thể di chuyển với tốc độ cao."
Kiev và phương Tây tố phe ly khai ở miền đông Ukraine đã dùng tên lửa BUK do Nga cung cấp bắn hạ phi cơ hãng Malaysia Airlines. Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận cáo buộc trên, đồng thời cho rằng đó là do hệ thống tên lửa hoặc chiến đấu cơ Ukraine thực hiện.
Báo cáo của các phóng viên cho hay máy bay đã bị vỡ trước khi chạm đất. Đống đổ nát từ máy bay và hành lý của các hành khác vỡ tan trên một diện tích rộng.
Một năm trôi qua, thủ phạm gây nên thảm kịch khiến 298 người vô tội thiệt mạng vẫn còn là một bí ẩn. |
Một năm qua, nhiều giả thuyết về nguyên nhân thảm kịch MH17 tiếp tục được đưa ra, song sự thật vẫn còn là một bí ẩn.
Ủy ban an toàn Hà Lan đang điều tra vụ rơi MH17. Tuy nhiên cơ quan này cũng xem xét cả quy trình ra quyết định về đường bay, có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của chuyến bay.
Các điều tra viên của Ủy ban viết trong báo cáo rằng bởi Malaysia Airlines không xem xét thông báo của các quốc gia khác dành cho giới phi công (NOTAM) của các nước khác nên họ không biết về các vùng xung đột mà nhiều hãng hàng không đang tránh không đi qua. Theo các điều tra viên, Malaysia Airlines có thể không sở hữu một hệ thống mạnh như các hãng hàng không khác.
Dự kiến bản báo cáo chính thức sẽ được công bố vào nửa đầu tháng 10/2015.
Yên Yên (tổng hợp)