Tin mới

Nga và Mỹ trước ngưỡng cửa chiến tranh lạnh lần 2?

Thứ hai, 20/10/2014, 15:44 (GMT+7)

Nhằm tiêu diệt các chiến binh thuộc Nhà nước Hồi\ngiáo Is, Mỹ và các đồng minh đã tăng cường các cuộc không kích trên lãnh thổ\ncủa Syria và Iraq. Moscow cho rằng, các hành động leo thang này của Mỹ tồn tại\nnhiều bất ổn.

 

Nhằm tiêu diệt các chiến binh thuộc Nhà nước Hồi giáo Is, Mỹ và các đồng minh đã tăng cường các cuộc không kích trên lãnh thổ của Syria và Iraq. Moscow cho rằng, các hành động leo thang này của Mỹ tồn tại nhiều bất ổn.

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin

Từ lâu nay, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad là đồng minh thân cận không chỉ của Iran mà còn là người bạn của Nga. Trong khi đó phương Tây, đứng đầu là Mỹ từ lâu đã muốn lật đổ chính quyền Syria và dựng lên một chính quyền mới thân Mỹ hơn.

Có rất nhiều lý do khiến Mỹ đã không tấn công bằng vũ lực với Syria khi xảy ra cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học năm 2013 tại đất nước này. Mặc dù thời điểm đó, quân đội Mỹ đã điều động đến biên giới Syria và chỉ cần chờ lệnh của Tổng thống Obama.

Nhưng thời gian gần đây, Mỹ đã không ngần ngại tiến hành các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria với mục tiêu theo Mỹ đó là Nhà nước Hồi giáo IS. Trong khi đó Moscow cho rằng, ngoài mục đích tiêu diệt IS thì Mỹ còn có nhiều mục tiêu chính trị khác. Đặc biệt là muốn thay đổi chế độ Bashar al-Assad.

Các chuyên gia cho rằng, khả năng diễn ra cuộc chiến tranh toàn diện ở Syria là rất cao. Sự lớn mạnh nhanh chóng của Nhà nước Hồi giáo bất chấp sự tăng cường bắn phá của các máy bay Mỹ.

Các chuyên gia nhận định, nếu chính quyền Mỹ tiếp tục có các hành động nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran có thể sẽ đóng băng và quan hệ với Nga cũng sẽ khủng hoảng thêm. Phải chăng cùng với cuộc xung đột ở Ukraie, cuộc khủng hoảng Syria hiện nay đang đưa Nga và Mỹ vào ngưỡng cửa của cuộc chiến tranh lạnh lần 2?

Theo Yên Hưng (Newsland/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.