Tin mới

Mỹ - Nhật ký hiệp ước quân sự mới giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc

Thứ ba, 27/09/2016, 09:41 (GMT+7)

Mỹ và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận song phương nhằm tăng cường hợp tác hậu cần quân sự giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục leo thang.

Mỹ và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận song phương nhằm tăng cường hợp tác hậu cần quân sự giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục leo thang.

Hiệp ước trao đổi hậu cần giữa Mỹ và Philippines được đưa ra giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc leo thang. Ảnh: AP

Vì hiến pháp hòa bình mà Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phải hạn chế hỗ trợ các nhiệm vụ quân sự của Mỹ. Họ có thể cung cấp thực phẩm, dầu, vận chuyển cho quân đội Mỹ nhưng không được trực tiếp cung cấp đạn dược.

Tuy nhiên, hồi tháng 3, Tokyo đã có những thay đổi đáng kể trong hiến pháp, cho phép quân đội Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài trong tư thế tấn công. Đây là lần đầu tiên có sự thay đổi này kể từ sau Thế chiến II.

Ngày 26/9, Washington và Tokyo đã ký Hiệp định Trao đổi dịch vụ chéo sửa đổi có tên Acquisition and Cross-Servicing Agreement (ASCA) để tận dụng đầy đủ những quan điểm tích cực hơn của Nhật Bản.

"Thỏa thuận mà chúng tôi ký ngày hôm nay sẽ cho phép Mỹ và Nhật Bản hợp tác (an ninh) một cách trơn tru hơn. Cái đó đã được mở rộng theo luật", Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói với tờ Japan Times.

Đại sứ Mỹ tại Nhật, Caroline Kennedy nói rằng thỏa thuận mới này "rất quan trọng đối với việc hợp tác có hiệu quả".

"Khi chúng tôi làm việc cùng nhau để hiện đại hóa liên minh an ninh và cung cấp hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ được hỗ trợ rất nhiều nhờ sự tích hợp nỗ lực mà thỏa thuận này có thể mang lại", bà nói.

Trong khi ASCA sửa đổi không cho phép cung cấp vũ khí thì nó lại cho Tokyo cung cấp đạn dược cho quân đội Mỹ tham gia thu thập thông tin, các chiến dịch chống buôn lậu hoặc tập trận.

Mỹ và Nhật Bản rõ ràng đang cho thấy nỗ lực ngăn cản Trung Quốc gây ảnh hưởng tại khu vực. Ở biển Hoa Đông, Tokyo và Bắc Kinh đang mâu thuẫn với nhau đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Trước đó, hôm 26/9, Nhật đã điều máy bay đánh chặn những chiến đấu cơ Trung Quốc đang tập trận gần eo biển Miyako.

Chính phủ Trung Quốc đã gọi phản ứng này của Nhật Bản là thái quá.

"Những cuộc tập trận tầm xa thường xuyên tại Tây Thái Bình Dương và việc tuần tra khu vực nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông nhằm để cho Lực lượng Không quân bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền của Trung Quốc", phá ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke nói.

Tại Biển Đông, các công trình đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa đã khiến Mỹ và nhiều nước nổi giận. Trong khi Washingon nói Trung Quốc đang cố thiết lập một vụng nhận dạng phòng không tại khu vực này thì Bắc Kinh vẫn khăng khăng cho rằng họ có quyền xây dựng trong lãnh thổ của họ và những đảo này sẽ được sử dụng chủ yếu vì mục đích dân sự.

Xem thêm:

[mecloud]YdUIT6pEzy[/mecloud]

Bảo Linh (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: hiệp ước