Tin mới

Mỹ sẽ thất bại trong việc lôi kéo châu Á trừng phạt Nga?

Thứ tư, 06/08/2014, 08:57 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Mỹ khẳng định rằng châu Á cần có biện pháp\nchống lại Nga. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực ở Washington có\nthể sẽ bị thất bại.

 

 

(Tinmoi.vn) Mỹ khẳng định rằng châu Á cần có biện pháp chống lại Nga. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực ở Washington có thể sẽ bị thất bại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Những ngày cuối tháng Bảy, Bộ ngoại giao Mỹ đã cử các nhà ngoại giao kỳ cựu của mình sang hàng loạt các nước châu Á gồm Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Mục đích của các chuyến thăm này của các nhà ngoại giao Mỹ đó là thuyết phục các nước châu Á có những biện pháp trừng phạt và cô lập kinh tế, chính trị với Liên Bang Nga. Theo tờ báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ), các nhà ngoại giao Mỹ đã gặp với các quan chức chính phủ và giám đốc các tập đoàn kinh tế trong mỗi quốc gia ông đến thăm.

"Tất nhiên, chúng tôi hy vọng rằng các nước trong khu vực châu Á - một khu vực nổi tiếng với một số lượng lớn các trung tâm tài chính và thương mại quan trọng - tham gia cùng chúng tôi nhằm gây áp lực chính trị và kinh tế đối với Nga”- một nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo chí.

Như chúng ta đã biết, vào ngày 30/7 Mỹ và EU đã công bố lệnh trừng phạt mới chống lại nước Nga ở các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và tài chính. Lý do cho các biện pháp trừng phạt mới lần này là Mỹ cho rằng, Nga phải chịu trách nhiệm trong thảm kịch hàng không kinh hoàng của Malaysia đó là việc Nga cung cấp hệ thống phòng không Buk cho lực lượng ly khai và hệ thống Buk chính là vũ khí đã bắn hạ máy bay chở khách của Malaysia làm toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Cho đến nay hầu hết các nước châu Á không bày tỏ mong muốn làm theo tấm gương của các nước phương Tây vì các sự kiện ở Ukraine. Chỉ có Nhật Bản và Australia đã trả lời các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea và can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine. Australia đã không có bất kỳ phản ứng gì cho đến mãi tháng 7 vừa qua, chính quyền Australia mới cáo buộc và lên án gay gắt các hành động giúp đỡ lực lượng ly khai ở Ukraine của Nga và Australia cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm đối với thảm họa máy bay chở khách của Malaysia. Tuy nhiên đến nay, ngoài lời nói thì Australia vẫn chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào chống lại Nga.

Trong khi đó phản ứng của Nhật Bản được nhanh hơn và mạnh hơn một chút. Trong tháng 3, sau khi Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga, Tokyo đã đình chỉ các cuộc đàm phán về các thủ tục mới trong việc cấp thị thực với Nga. Và vào tháng Tư, Nhật công bố sẽ cấm nhập cảnh 23 người Nga có danh sách kèm theo. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng cho biết sẽ cắt giảm số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Crimea, và đóng băng các quỹ dành cho việc thực hiện các dự án mới ở Nga. Dường như các biện pháp này của Tokyo vẫn là rất yếu ớt và chỉ mang tính hình thức là chủ yếu.

Các chuyên gia phân tích rằng, hàng loạt các nước lớn khác trong khu vực châuÁ, ví dụ như Ấn Độ hay Trung Quốc chắc chắn không thể triển khai các biện pháp trừng phạt Nga. Bởi vì đối với các nước châu Á thì mối quan hệ với Nga có tầm quan trọng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của khu vực châu Á nói chung và của từng nước nói riêng. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tăng cường các biện pháp ngoại giao để thuyết phục các nước châu Á nhưng các chuyên gia cho rằng, khả năng Mỹ tìm thêm được các nước châu Á tham gia vào liên minh trừng phạt Nga là vô cùng khó khăn.

Yên Hưng (Eurasian Defence)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.