Ngày 1/8, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford của Washington đã có cuộc gặp với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim. Nhân dịp này, đài Sputnik của Nga đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Okuyan về chủ đề: Liệu Washington và Ankara có đang thực hiện những bước đi đầu tiên để khôi phục quan hệ sau cuộc đảo chính bất thành tại Thổ?
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Sputnik |
Cuộc họp cấp cao diễn ra khi căng thẳng leo thang giữa phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Okuyan giải thích với host (chủ xị) của chương trình Loud & Clear, Brian Becker.
Ông nhấn mạnh, đầu tiên, phương Tây quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ quay lưng, hướng tới Nga sau biến cố trong nước - điều mà nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng do Mỹ dàn dựng.
Thứ hai, tình hình ở Syria đang xấu đi cho NATO và Thổ Nhĩ Kỳ - với vai trò là một thành viên của nhóm - là nhân vật quan trọng trong khu vực có thể giúp đảo ngược xu hướng cho phương Tây. Những khoảng trống trong Chính sách của NATO tại Syria đang trở nên rõ ràng hơn. Ông Okuyan nói thêm rằng "họ đã mất đi những sáng kiến".
Cuối cùng, ông Erdogan rất phiền phức cho phương Tây khi mà ông này là người không thể đoán trước. "Erdogan đã hoàn toàn mất kiểm soát" đối với tình hình đất nước cũng như trên trường quốc tế, nhà báo Thổ giải thích. "Điều này không thể tiếp tục. Erdogan là một vấn đề thực sự đối với Mỹ bởi ông ấy không dễ kiểm soát".
"Các cuộc đàm phán đang cố gắng khoác lên mình vỏ bọc thân thiện. Không ai cố gây khó dễ cho phía bên kia", nhà báo Okuyan nói về quan điểm của nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tại nhiều lĩnh vực trong các vấn đề quốc tế. "Nhưng truyền thông thì không vậy. Trên các phương tiện truyền thông có rất nhiều câu chuyện cho thấy các lãnh đạo của cuộc đảo chính có liên hệ với Anh, Mỹ. Một số quan chức như thị trưởng Ankara đã trực tiếp cáo buộc Mỹ dàn dựng cuộc đảo chính".
Công chúng Thổ Nhĩ Kỳ có niềm tin chắc chắn rằng phương Tây đã tạo điều kiện cho cuộc đảo chính. 4 cuộc nổi dậy trước đây tại nước này có liên quan đến chính quyền Mỹ bằng cách nào đó, ông Okuyan chỉ ra. Erdogan đang cố gắng vận động nỗ lực này.
"Erdogan có một số bằng chứng xác thực về sự liên quan của các quan chức cấp cao tại Mỹ hoặc các nước NATO khác trong cuộc đảo chính. Mục đích là để thỏa hiệp với nhau. Đây là thương lượng thực sự nhưng nó vượt khỏi tầm kiểm soát".
Đồng thời, Ankara không rời khỏi NATO sau cuộc đảo chính vì sự ổn định của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng như phúc lợi của người dân nước này đang "dựa trên các mối quan hệ với phương Tây". Ông nhấn mạnh, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu rất nhiều năng lượng từ Nga nhưng các mối quan hệ thương mại chính vẫn là với phương Tây, Đức và Mỹ nói riêng.
"Mọi người biết làm thế nào để Mỹ và phương Tây tồn tại được ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, bất cứ sự thay đổi nào cũng có nghĩa là sẽ có một số vấn đề kinh tế. Và những người ủng hộ ông Erdogan đang làm vậy không chỉ bởi ông ấy là một tôn giáo. Hầu hết những người ủng hộ đều nhận được một phần từ thiên đường do giai cấp tư sản mới giàu có tạo ra".
Cuộc đảo chính đã chôn vùi giấc mơ gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, nhà báo Thổ chỉ ra.
"Ảo tưởng về EU đã sụp đổ. Hiển nhiên, về phương diện kinh tế, liên quan đến những đặc quyền. Những người bị mất lợi ích cùng với những người khác biết rằng không có tư cách thành viên thực sự".
Thêm vào đó, sự xung đột với Fetullah Gulen - giáo sĩ lưu vong Thổ Nhĩ Kỳ mà nhiều giới chức Ankara tin rằng có liên quan tới cuộc đảo chính - sẽ tiếp tục cản trở quá trình hòa giải giữa phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ. Và cho dù thiếu bằng chứng, Okuyan vẫn nghĩ rằng mối liên hệ giữa giáo sĩ này và các lãnh đạo cuộc đảo chính là điều hiển nhiên.
"Mối quan hệ giữa cuộc đảo chính và Gulen là hiển nhiên, và ông ta sống tại Mỹ. Ông ta có thời gian tuyệt vời với Hillary Clinton, nhận tài trợ và hỗ trợ từ bà ta. Ông ta có quan hệ chặt chẽ với CIA. Không thể có chuyện nhà lãnh đạo tôn giáo già cả này tỉnh dậy và nói tôi sẽ cố thực hiện một cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện này thật vớ vẩn".
Bảo Linh (Sputnik)