NATO sẽ thúc đẩy các đồng minh vào thứ Tư về việc góp phần xây dựng một lực lượng quân đội lớn nhất tại khu vực biên giới của Nga kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Động thái này cho thấy liên minh NATO đang chuẩn bị cho một cuộc tranh cãi kéo dài với Moscow.
Với việc tàu sân bay của Nga đang trên đường tới Syria trong một chương trình nhằm phô diễn sức mạnh dọc bờ biển của châu Âu, các bộ trưởng quốc phòng của liên minh NATO đã nhóm họp nhằm thúc đẩy thực hiện một thỏa thuận hồi tháng Bảy của các nhà lãnh đạo NATO. Theo thỏa thuận này, các nước thuộc tổ chức NATO sẽ gửi lực lượng đến các nước Baltic và miền đông Ba Lan từ đầu năm tới.
Hoa Kỳ hy vọng châu Âu sẽ cam kết triển khai bốn nhóm chiến đấu, mỗi nhóm khoảng 4.000 binh sĩ, coi đây như một phần của phản ứng của NATO về việc Nga sát nhập Crimea năm 2014 và lo ngại Nga có thể sẽ tiến hành một chiến thuật tương tự như vậy đối với các nước châu Âu thuộc liên bang Xô Viết cũ.
Pháp, Đan Mạch, Ý và các đồng minh khác sẽ tham gia vào bốn nhóm chiến đấu do Hoa Kỳ, Đức, Anh và Canada dẫn đầu để đi đến Ba Lan, Lithuania, Estonia và Latvia, với các lực lượng khác nhau, từ bộ binh thiết giáp đến máy bay không người lái.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng cam kết này sẽ là "một minh chứng rõ ràng cho hiệp ước Bắc Đại Tây Dương của chúng tôi." Các nhà ngoại giao cho biết họ cũng sẽ gửi một thông điệp đến ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, người đã phàn nàn rằng các đồng minh châu Âu không đóng góp công bằng trong liên minh.
Các nhóm chiến đấu sẽ được hỗ trợ bởi lực lượng phản ứng nhanh gồm 40.000 quân của NATO, và nếu cần thiết, các nhóm chiến đấu sẽ tiếp tục theo dõi các lực lượng cũng như bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào có thể ảnh hưởng đến các nước Baltic và Ba Lan.
Chiến lược này là một phần của một biện pháp mới đang nổi lên nhằm mục đích có thể được kết hợp cùng các hoạt động phòng thủ tên lửa, tuần tra và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công không gian mạng.
Tuy nhiên, liên minh vẫn đang đấu tranh cho một chiến lược tương tự ở khu vực Biển Đen, nơi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã nói vùng biển này đang biến thành một "vùng hồ của Nga" vì sự hiện diện quân sự của Moscow ở đó.
Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ sớm đưa ra các kế hoạch tăng cường tuần tra hải quân và không quân trong khu vực, cũng như gửi quân đến một lữ đoàn đa quốc gia của NATO ở Romania.
Phòng ngừa xung đột
Đối với điện Kremlin, kế hoạch của liên minh do Mỹ dẫn đầu của đã làm cho Nga rất bất bình vì các động thái này cho thấy NATO đang mở rộng về phía đông.
Stoltenberg phủ nhận việc NATO đang muốn mở rộng. "Đây là một sự răn đe đáng tin cậy, không kích động một cuộc xung đột mà để ngăn chặn xung đột," ông nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Việc triển khai quân trong năm tới đã được đưa vào ưu tiên hàng đầu kể từ khi Nga rút khỏi một số thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân trong hai tháng qua trong khi bí mật di chuyển hệ thống tên lửa hạt nhân có khả năng đe dọa các nước Baltic đến Kaliningrad.
Hệ thống Iskander-M của Nga. Ảnh: Strategic |
Hệ thống này là hệ thống tên lửa hành trình Iskander-M có thể bắn trúng các mục tiêu ở Ba Lan và vùng Baltic, mặc dù các quan chức NATO từ chối xác nhận việc Nga đã chuyển đầu đạn hạt nhân đến Kaliningrad hay chưa.
"Việc triển khai này, nếu trở thành một kế hoạch lâu dài cùng sự hiện diện của vũ khí hạt nhân, sẽ là một sự thay đổi trong tình thế an ninh (của Nga)," phái viên của Mỹ tại NATO, Douglas Lute, cho biết.
Căng thẳng giữa Nga và NATO đang gia tăng chóng mặt vào năm 2014 khi Nga quyết định sát nhập bán đải Crimea và sau đó các nước phương Tây quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa. Điều này kéo theo sự sụp đổ của một lệnh ngừng bắn do Mỹ-Nga thỏa thuận ở Syria vào ngày 03 tháng 10, theo sau đó là những cáo buộc của Mỹ cho rằng nước Nga đã sử dụng các cuộc tấn công mạng nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ,... Tất cả những điều này báo trước một mối quan hệ Đông-Tây đang ngày càng trở nên xấu đi.
Các nhà lãnh đạo EU đã nhóm họp vào tuần trước để xem xét các biện pháp trừng phạt mới về các vụ đánh bom của Nga nhằm vào khu vực dân sự ở Aleppo và tổng thư ký Stoltenberg của NATO cho biết ông lo ngại việc các tàu chiến Nga tiến vào Địa Trung Hải có thể khởi động các cuộc tấn công mới vào các thành phố Syria.
Ngay trước khi thỏa thuận ngừng bắn tại Syria đổ vỡ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đình chỉ một hiệp ước với Washington về việc làm sạch plutonium cấp độ vũ khí, báo hiệu ông đã sẵn sàng để sử dụng việc giải trừ vũ khí hạt nhân như một quân bài thương lượng mới trong các tranh chấp với Hoa Kỳ tại Ukraina và Syria.
Quý Vũ (Reuters)