Tin mới

NATO sợ Donald Trump tới mức nào?

Thứ sáu, 17/06/2016, 17:35 (GMT+7)

Ngoài các mối đe dọa về một nước Nga đang trỗi dậy ở phía đông, chủ nghĩa cực đoan và dòng người di cư ở khắp Địa Trung Hải tới phía nam, còn một "bóng ma" nữa phủ bóng thượng đỉnh NATO sắp tới ở Warsaw là Donald Trump.

Ngoài các mối đe dọa về một nước Nga đang trỗi dậy ở phía đông, chủ nghĩa cực đoan và dòng người di cư ở khắp Địa Trung Hải tới phía nam, còn một "bóng ma" nữa phủ bóng thượng đỉnh NATO sắp tới ở Warsaw là Donald Trump.

Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1950, một ứng viên tổng thống của một đảng chính trị lớn ở Mỹ nghi ngờ về lợi ích của NATO và liệu nhóm này có tăng cường cho an ninh của Mỹ hay không. Hơn nữa, ông Trump dường như thể hiện việc sẵn sàng thương lượng với ông Putin theo phong cách thế kỷ 19 trong những lĩnh vực mà phương Tây và Nga có ảnh hưởng tại Đông Âu. Điều này giống với cuộc gặp bí mật giữa Churchill và Stalin trong năm 1944.

Các quan chức chính quyền và các thành viên của cộng đồng Chính sách đối ngoại Mỹ hiện nay đều đang cố gắng xoa dịu các đồng nghiệp châu Âu bằng cách trấn an họ rằng ông Trump không có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Trong khi đó,  đảng Cộng hòa đãchuẩn bị một tài liệu và họ hy vọng ông Trump sẽ đọc và quan tâm tới nó. Tài liệu này đề nghị Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với các nước dọc biên giới Nga. Thông điệp này có ý nghĩa trấn an các đồng minh châu Âu của Mỹ. Đó là sẽ không có thay đổi cơ bản trong mối quan hệ xuyên đại tây dương. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể là một sai lầm.

Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump là nỗi sợ của NATO. Ảnh: National Interest

Bản đồ Đại cử tri đoàn (Electoral College) chắc chắn không có lợi cho ông Trump. Nhưng, nó làm nhớ lại giai đoạn của cuộc bầu cử năm 1980 và 1992, các tổng thống đương nhiệm đã được dự kiến là tái đắc cử trước các ứng viên mà giới thượng lưu châu Âu không tin tưởng. Trong trường hợp của Ronald Reagan, ông ấy được mệnh danh là một "diễn viên cao bồi phản động", còn Bill Clinton thì được biết đến như một "thống đốc tù túng, quê mùa".

Tổng thống Jimmy Carter và George H.W.Bush không có được nhiệm kỳ thứ hai bởi các sự kiện và diễn biến đã làm thay đổi các kỳ vọng ngay trước cuộc bầu cử. Bởi có rất nhiều quy tắc đã bị ném ra ngoài cửa sổ trong cuộc bầu cử năm nay, nên không thể dám chắc là ông Trump không thắng cử trong tháng 1/2017. Thậm chí, ngay cả khi ông Trump thua cuộc, ông ấy cũng đã phá vỡ những điều cấm kỵ trong chính trị, ví như việc không bao giờ đề cập tới việc rời khỏi NATO. Những chỉ trích của ông Trump có thể sẽ tiếp tục làm nhộn nhạo đời sống chính trị bên trong nước Mỹ, thậm chí là cả các chính sách đối nội sẽ được chính quyền Clinton dẫn dắt.

Có thể có một lớp vỏ bạc ở đây: sợ hãi việc ông Trump có thể là sự thương lượng hữu ích để khiến các đồng minh thay đổi mô hình có từ lâu đời. Mỗi tổng thống và bộ trưởng quốc phòng Mỹ hậu Chiến tranh Lạnh đều than rằng các nước châu Âu không chi đủ tiền để phòng thủ tập thể. Ngay cả khi các thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng, thường là vì các lý do trong nước, họ vẫnn không có thêm khả năng để phòng vệ tập thể. Trong những ngày tháng cuối cùng tại chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng cảnh báo các nước châu Âu rằng nếu họ không hỗ trợ thêm cho liên minh, hậu quả sẽ thảm khốc.

Các nước châu Âu đã được nghe những lời phàn nàn kiểu như thế trong nhiều năm và không thích nghe nữa. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu có nhiều nước kiên quyết không bỏ ra cho dù 2% GDP để chi cho quốc phòng? Ai quan tâm nếu khả năng viễn chinh bị cắt giảm? Nước Mỹ sẽ làm gì, rời khỏi liên minh chăng? Đó là câu chuyện điên rồ của một vài người theo chủ nghĩa biệt lập hoặc là chủ đề của mục bình luận trên báo chứ không phải quan điểm của bất cứ nhân vật quan trọng nào đang chạy đua trong cuộc tranh cử tổng thống.

Ông Trump không chạy đua vào Nhà Trắng với những xấp văn bản chính sách. Tuy nhiên, nếu nhìn vào các bài phát biểu và tuyên bố của ông ấy, có thể thấy ông ấy có một mưu đồ tư tưởng khi nói đến chính sách đối ngoại. Alexander Ward, một chuyên gia người Mỹ đã xác định 2 chủ đề khuấy đảo các bình luận của ông Trump tại Dự án Nghiên cứu Thế kỷ 21 gần đây (sự kiện dành cho việc so sánh và làm trái ngược quan điểm của ông Trump và bà Hillary Clinton về vai trò của nước Mỹ trên thế giới). Thứ nhất đó là tổng thống Trump sẽ chuẩn bị để "đơn phương xác định lại vai trò của nước Mỹ trên thế giới". Thứ hai đó là ông Trump tin rằng có thể "có được một thỏa thuận tốt hơn cho nước Mỹ và nói rằng những cam kết hiện tại là "ngu ngốc".

Sẽ là an toàn khi nói rằng ông Trump không có chung quan điểm với cựu Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski. Ông này cho rằng liên minh NATO là một người bảo đảm được vũ trang và bảo vệ cho nền văn minh phương Tây. Ông Trump có một quan điểm vị lợi, “được ăn cả, ngã về không” và thực dụng hơn đối với những cam kết của Mỹ: liệu nó có mang lại lợi ích ngay lập tức cho nước Mỹ hay không? An ninh nước Mỹ được tăng cường như thế nào nếu tiếp tục tham gia (và bảo đảm) cho liên minh? Việc châu Âu miễn cưỡng thực hiện một số gia tăng lớn, bất chấp thách thức từ ông Putin, đã trực tiếp dẫn tới chuyện Mỹ trợ cấp quốc phòng cho các nước khác. Những nước này sử dụng sự trợ cấp để đảm bảo kinh tế và các hệ thống phúc lợi trong nước. Và, việc Mỹ sa vào các cuộc xung đột khi đó sẽ không liên quan tới họ.

Vì vậy, sẽ tốt hơn cho nước Mỹ khi nhấn mạnh nỗi sợ hãi chứ không phải sự đảm bảo tại thượng đỉnh ở Warsaw vào tháng tới: các nước châu Âu giờ đây cần làm nhiều hơn - không chỉ đơn giản là trong chi tiêu mà còn cả việc chuẩn bị mua sắm, huấn luyện - để thể hiện sự sẵn sàng gánh những gánh nặng của liên minh. Việc thực hiện những cam kết đối với chính quyền Obama liệu có khá hơn so với việc chờ đợi khả năng đối phó với Trump?

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Donald Trump bầu cử