Tin mới

“Nga-Trung sát cánh bên nhau chống lại chính sách ngăn chặn của phương Tây”

Chủ nhật, 25/05/2014, 19:44 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin nói Nga không làm bạn với Trung Quốc để chống lại ai đó, đơn giản chỉ là duy trì quan hệ đối tác nhưng các chuyên gia Nga lại nhận định “Nga-Trung đang sát cánh bên nhau để chống lại chính sách ngăn chặn của phương Tây”.>> Ai hưởng lợi từ thỏa thuận khí đốt Nga-Trung?>> Hợp đồng khí đốt lịch sử làm rối loạn các biện pháp trừng phạt Nga>> Nga sắp kí thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc

(Tinmoi.vn) Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin nói Nga không làm bạn với Trung Quốc để chống lại ai đó, đơn giản chỉ là duy trì quan hệ đối tác nhưng các chuyên gia Nga lại nhận định “Nga-Trung đang sát cánh bên nhau để chống lại Chính sách ngăn chặn của phương Tây”.

 

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc để củng cố quan hệ đối tác với nước láng giềng lớn nhất châu Á và đối tác kinh doanh hàng đầu được xem như một bước ngoặt. Một hợp đồng năng lượng, kinh doanh và cơ sở hạ tầng trị giá 400 tỷ USD đã được ký kết.

Yuri Tavrovsky- một chuyên gia độc lập, Timothy Misir- nhà nghiên cứu chính sách công, và Alexander Lomanov- giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông đã chia sẻ quan điểm của họ về thỏa thuận khí đốt nói trên trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói nước Nga.

Theo tin tức, bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD giữa Nga và Trung Quốc sẽ giúp liên minh Nga-Trung chống lại chính sách ngăn chặn của Phương Tây. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Theo tin tức, bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD giữa Nga và Trung Quốc sẽ giúp liên minh Nga-Trung chống lại chính sách ngăn chặn của Phương Tây. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Yuri Tavrovsky:

Tôi nghĩ rằng đây là một chiến thắng cho cả Putin và Tập Cận Bình, vì cả hai bên đều quan tâm đến việc cung cấp khí đốt, mở rộng tới Siberia và Viễn Đông. Hợp đồng này thực sự là một bước đột phá.

Quan hệ Nga-Trung không bao giờ là quan hệ kinh doanh thuần túy. Tôi nghĩ rằng trong “ly cocktail” này có chính trị nhiều hơn là kinh doanh.

Và chuyến thăm này đánh dấu một bước đột phá trong quan hệ song phương, trong quan hệ Á-Âu và trong quan hệ toàn cầu. Bởi vì giờ đây, chúng ta đã có Nga-Trung sát cánh bên nhau để chống lại chính sách ngăn chặn của phương Tây, điều mà cả 2 nước đều cảm nhận được- Nga ở biên giới phía tây còn Trung Quốc ở biên giới phía Đông. Vì vậy, đây là chuyến viếng thăm mang tính chất lịch sử.

Timothy Misir:

Các nhà đầu tư châu Á và chính phủ các nước ít hay nhiều cũng đang chỉ trích hành động của điện Kremlin. Vì vậy, tôi đoán, ít nhất là đối với Trung Quốc - vốn đang nỗ lực để đa dạng hóa các nhà cung cấp khí đốt cho mình- thì đây là một chiến thắng. Và đây cũng là chiến thắng cho Nga bởi chúng ta cũng đang cố gắng đa dạng hóa thị trường khí đốt.

Về tình hình toàn cầu hiện nay và các mối quan hệ giữa châu Á và Nga, hợp đồng này dĩ nhiên không chỉ gói gọn trong kinh doanh. Nó liên kết với các nhu cầu về quyền lợi liên minh tại Đông Bắc Á và Biển Đông của Trung Quốc.

Tôi đoán, trong các điều khoản của hợp đồng khí đốt này, nó không đáp ứng trọn vẹn nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc, nhưng nó sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ, đặc biệt là tới các nước phương Tây.

Alexander Lomanov:

Chiến lược phía đông của Nga, chiến lược hậu Xô viết mới được hình thành từ những năm 1990 trở lại đây. Vì vậy, đây không phải là một chiến lược gấp gáp. Chiến lược này đã được xây dựng ít nhất 15 năm. Nhưng hiện nay, các tranh chấp giữa Nga, Liên minh châu Âu và Mỹ ngày một gia tăng, việc tăng tốc những chiến lược hợp tác với Trung Quốc bao trùm tất cả không chỉ trong chính trị quốc tế mà còn trong nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên, trong đó có hợp đồng khí đốt này đều rất có ý nghĩa.

Quan hệ đối tác mới này sẽ làm thay đổi tình hình chính trị, đặc biệt là trong khu vực như thế nào?

Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, những người muốn phát triển trạng thái cân bằng phức tạp trong mối quan hệ với Trung Quốc thông qua việc quan hệ với Nga giờ đây sẽ có chút thất vọng bởi sự hợp tác Nga-Trung ngày càng lớn. Điều đó khiến các nước thứ 3 trong khu vực có rất ít cơ hội tác động đến sự hợp tác này hoặc muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga và Trung Quốc để mưu lợi.

Vì vậy, những kinh nghiệm được cho là quan trọng nhất trong mối quan hệ chính trị giữa Nga-Trung, quan hệ hữu nghị và hiệp ước hợp tác được ký kết hơn 10 năm trước giờ đây được bổ sung đáng kể bởi hợp đồng khí đốt này. Nó không đơn giản như việc hôm nay bạn mua hàng nhiều hơn hôm qua, ngày mai mua nhiều hơn hôm nay. Đó là một thỏa thuận mua bán khí đốt trong vòng 30 năm, là nền tảng của mối quan hệ Nga-Trung dài lâu. 

Bảo Linh (Theo Tiếng nói nước Nga)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news