Highlight Oman vs Việt Nam:
Trước chuyến làm khách của ĐT Nhật Bản trên sân Mỹ Đình, ĐT Việt Nam bước vào trận đấu với không ít bất lợi. Đầu tiên là gần một nửa đội hình mạnh nhất của HLV Park Hang Seo đã phải vắng mặt vì chấn thương, bao gồm các trụ cột Hùng Dũng, Trọng Hoàng, Văn Hậu, Văn Lâm. Ngoài ra, cầu thủ Việt Nam đã không được ra sân trong màu áo CLB suốt thời gian dài vừa qua vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong khi Quang Hải và đồng đội phải tập trung tập luyện chay cùng nhau suốt 3 tháng qua thì J-League 1 và các giải VĐQG ở châu Âu vẫn diễn ra bình thường. Điều đó giúp cho các tuyển thủ Nhật Bản đang thi đấu cả trong và ngoài nước vẫn duy trì được lịch thi đấu đều đặn và luôn có được cảm giác bóng cũng như động lực thi đấu tốt nhất.
Đó vừa là lợi thế, vừa là bất lợi đầu tiên của người Nhật. Ở chuyến hành quân sang Việt Nam lần này, đa số các tuyển thủ còn bận nhiệm vụ ở các CLB, đã phải hội quân rất muộn, mà chuyến chuyên cơ của nhóm cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu còn bị delay 12 tiếng. Do đó, ĐT Nhật Bản sẽ chỉ có đúng một ngày hội quân đầy đủ để lên kế hoạch tác chiến với Việt Nam.
Các ngôi sao như Tomiyasu (Arsenal), Minamino (Liverpool) và Ritsu Doan (PSV) không giấu được sự mệt mỏi khi trải qua hành trình dài đến hơn 40 tiếng, từ Anh, Đức, Italy… sang Hà Lan, transit tại Nga. Như HLV Moriyasu thừa nhận: “Tôi không biết mình có thể truyền đạt được những gì trong thời gian ít ỏi này”.
Đây cũng chính là lý do khiến “Samurai xanh” để thua cả 2 trận đầu tiên của các loạt trận trước đó, hồi tháng 9 là trận đầu tiên để thua trước Oman dù đá trên sân nhà, và hồi tháng 10 là loạt trận thứ 3 trước Saudi Arabia. Phải đến lượt trận sau đó 5 ngày, khi cầu thủ đã hồi phục và có thời gian ghép đội đầy đủ hơn, họ mới giành được 2 chiến thắng.
Lợi thế thứ 2 của ĐT Việt Nam chính là lợi thế lớn về mặt tâm lý. Thầy trò HLV Park không có gì để mất, và thi đấu với tinh thần thoải mái và cầu thị, không phải chịu áp lực thắng thua. Trong khi đó, Nhật Bản đang phải chịu áp lực rất lớn buộc phải thắng sau chuỗi thành tích không tốt khiến họ để tấm vé dự World Cup tuột khỏi tầm tay.
Tâm lý buộc phải thắng là con dao hai lưỡi. Nếu kiểm soát tốt, đó sẽ là động lực giúp thầy trò HLV Moriyasu vượt qua khó khăn và giành lấy chiến thắng. Tuy nhiên nếu để áp lực lớn đó đè nặng lên đôi chân, không loại trừ khả năng Nhật Bản lại tiếp tục bị căng cứng và để thua ở lượt trận “chưa nóng máy” này giống như 2 lần tập trung trước.
Lợi thế to lớn nhất cho đội chủ nhà Việt Nam đó là, lần đầu tiên sau 2 năm thầy trò HLV Park mới lại có có điểm tựa tinh thần từ 12 ngàn khán giả nhà trên sân Mỹ Đình. Chẳng cần nói đâu xa. Hầu hết các trận thua đã qua của ĐT Việt Nam, chúng ta có thua kém đối thủ ít nhiều, nhưng cũng đã phải chịu tương đối nhiều ấm ức trong các chuyến làm khách, đặc biệt là trên sân của các đối thủ Tây Á.
Vì vậy, khi được thi đấu trên sân nhà, khả năng bị “xử ép” hay làm khó giống như các trận đấu nêu trên sẽ hạn chế đi nhiều, thêm nữa, 12.000 khán giả trên sân sẽ là nguồn động lực to lớn cổ vũ tinh thần cho các cầu thủ và biết đâu sẽ giúp đội chân của những Quang Hải, Tiến Linh, Công Phượng bay bổng hơn, và đưa ĐT Việt Nam làm nên kỳ tích.