Tin mới

Nhật-Trung trong cuộc chiến tranh giành nước Nga

Thứ năm, 29/05/2014, 14:24 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Ngoài việc tranh giành lãnh hải tại biển Hoa Đông, Nhật Bản và Trung Quốc còn đang đối đầu nhau trong cuộc chiến để trở thành đồng minh của Nga.

(Tinmoi.vn) Ngoài việc tranh giành lãnh hải tại biển Hoa Đông, Nhật Bản và Trung Quốc còn đang đối đầu nhau trong cuộc chiến để trở thành đồng minh của Nga.

 Những tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại biển Hoa Đông ngày càng gia tăng, điều này không còn là bí mật. Bên cạnh cuộc chiến tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, cả Nhật và Trung Quốc đều đang giành giật nhau để gây ảnh hưởng tại các khu vực như Đông Nam Á, châu Phi và châu Âu. 

Trong cuộc chiến để trở thành đồng minh của Nga, trước đó thường bị bỏ qua giờ đây lại rất căng thẳng. Và lý do chính: Nga thực sự là đồng minh quan trọng mà 2 quốc gia này cần nắm bắt.

Phần lớn những bài viết về sự cải thiện mối quan hệ Trung-Nga dưới thời Tập Cận Bình thường ít được chú ý hơn so với những biến đổi trong mối quan hệ Nhật-Nga thời Shinzo Abe. Cũng giống người đồng cấp Trung Quốc, kể từ khi tái đắc cử Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã gặp Thủ tướng Vladimir Putin nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia nào khác. Trong đó phải kể đến chuyến thăm lịch sử của ông Abe tới Nga hồi tháng 4/2013. Đó là lần đầu tiên thủ tướng Nhật Bản đến thăm Nga trong một thập kỷ qua.

Các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa ông Abe và ông Putin giúp 2 nhà lãnh đạo cùng cấp dưới của mình đi đến thỏa hiệp chấm dứt tranh chấp Lãnh thổ Phương Bắc (quần đảo Kuril ở Nga). Ngoài ra, sau chuyến thăm của ông Abe tới Moscow, hai bên đã có một cuộc đối thoại hai cộng hai (gồm bộ trưởng bộ quốc phòng và bộ trưởng Ngoại giao của 2 nước), lần đầu tiên được tổ chức tại Tokyo để thảo luận về vấn đề an ninh vào tháng 11 năm ngoái.  Đây không phải là vấn đề tầm thường bởi Nhật Bản chỉ duy trì đối thoại hai cộng hai với 2 quốc gia khác  là Úc và Mỹ. Nga là đối tác châu Á duy nhất tham gia kiểu đối thoại này với Nhật. Ngoài ra, Nga còn chào đón sự hiện diện của Nhật tại phương Bắc trong khi lặng lẽ ngăn Trung Quốc làm điều tương tự.

Cả Nhật và Trung Quốc đều nhận thấy tầm quan trọng của Nga và muốn làm đồng minh với Moscow. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Cả Nhật và Trung Quốc đều nhận thấy tầm quan trọng của Nga và muốn làm đồng minh với Moscow. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Xét ở góc độ lớn hơn, việc ông Abe tranh thủ Nga – cũng giống như việc ông đã làm với các nước ASEAN đang làm ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc. Thực tế này một lần nữa được nhấn mạnh sau cuộc phỏng vấn ông Abe do tờ  Wall Street Journal thực hiện. Bài phỏng vấn tập trung thể hiện mong muốn tiếp cải thiện mối quan hệ với Nga của ông Abe mặc dù việc Moscow sáp nhập Crimea trước đó từng khiến Nhật Bản rất hoảng sợ.  Trong cuộc phỏng vấn, ông Abe khẳng định mình vẫn muốn ông Putin đến thăm Nhật Bản vào mùa thu này và ngầm ám chỉ Tokyo có thể tạo điều kiện để Nga tái gia nhập G8 trong tương lai gần. Thực tế cuộc phỏng vấn này được thực hiện sau khi thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Trung Quốc được ký kết vài ngày. Nó đã loại bỏ nốt những nghi ngờ còn lại về vai trò của Nga trong tính toán khu vực của ông Abe.

Chính sự quan tâm cải thiện mối quan hệ với Nga của ông Abe và ông Tập Cận Bình đã phản ánh tầm quan trọng của Moscow trong việc cân bằng quyền lực tại châu Á. Ảnh hưởng của Nga tại châu Á có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như cả Trung Quốc và Nhật Bản đều thèm muốn nguồn năng lượng của Nga và xem đó là nguồn đầu tư có lợi. Sức mạnh quân sự của Moscow cũng tương đối đáng kể.

Nhưng trong bối cảnh tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, điều quan trọng nhất là Nga có vị trí chiến lược. Cụ thể, Nga là chìa khóa để Trung Quốc có thể triển khai sức mạnh ra ngoài biển. Bởi Nga có chung đường biên giới quan trọng với Trung Quốc đồng thời có lực lượng quân đội đáng kể. Nếu Moscow trở thành kẻ thù của Bắc Kinh, Trung Quốc buộc phải phân tán nguồn lực quân sự cho mặt đất thay vì mở rộng hải quân và không quân.

Thật vậy, lực lượng hải quân và không quân phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc chỉ giúp Bắc Kinh giải quyết được những tranh chấp biên giới vào những năm 1990, đầu những năm 2000. Lý do chính mà Tập Cận Bình lại muốn tiếp cận Nga đó là khả năng Trung Quốc thắng thế trong các cuộc tranh chấp lãnh hải có liên quan trực tiếp đến khả năng duy trì quan hệ mật thiết với Nga. Cũng như mục tiêu mở rộng lãnh hải của Trung Quốc, Nhật Bản đã nhìn ra việc trở thành đồng minh của Nga là cách để duy trì, tăng cường hải quân và không quân.

Dĩ nhiên, người cuối cùng chịu thiệt là Nga. Rất nhiều quốc gia coi trọng việc xác định cán cân Trung-Nhật tại biển Hoa Đông. Hầu hết các quốc gia đều cố bám trụ theo một bên trong cuộc tranh chấp này.

Ví dụ, trong khi Trung Quốc đã làm hết sức để chia rẽ Nhật Bản-Mỹ thì cuối cùng, Bắc Kinh hiểu rằng mình không bao giờ tách được Mỹ ra khỏi Nhật. Tương tự như vậy, ông Shinzo Abe đã “tấn công quyến rũ” Ấn Độ. Nhưng ngay cả khi không làm vậy, Delhi cũng không bao giờ phụ thuộc vào Trung Quốc và bỏ qua những hận thù trong quá khứ và tranh chấp biên giới đang diễn ra.

Mặc khác, Nga vẫn tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề này. Để chắc chắn, Nga sẽ gắn lợi ích chiến lược lâu dài của mình với Nhật Bản vì Tokyo không có khả năng đe dọa an ninh và lợi ích cốt lõi của Nga trong khi một Trung Quốc đang trỗi dậy thì có thể. Tuy nhiên, rất có thể Trung Quốc sẽ sử dụng một số yếu tố quan trọng để kéo Nga ra khỏi Nhật Bản.

Đầu tiên là lôi kéo bằng kinh tế. Trong khi Nhật Bản hy vọng sẽ mua dầu và khí đốt của Nga với khối lượng lớn thì nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đã kiềm hãm điều này đặc biệt là khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn còn dân số Tokyo lại già đi nhanh chóng. Và về nguồn đầu tư tiềm năng thì riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hồng Kông đã vượt qua Nhật Bản.

Thứ hai là lịch sử. Mặc dù trong thời hiện đại Nga đang bất hòa với cả Trung Quốc và Nhật Bản nhưng những tàn tích nổi bật nhất trong lịch sử thì vẫn còn đọng lại trong ký ức của toàn nước Nga. Điều này gần như chăc chắn bởi Hoàng gia Nhật mạnh hơn Sa Hoàng và Liên Xô trước đây trong khi chủ nghĩa Mao Trạch Đông tại Trung Quốc lại luôn kém hơn Liên Xô. Hơn nữa, căng thẳng Nga-Nhật kéo dài hơn so với căng thẳng Trung-Nga. Căng thẳng này không chỉ là 45 năm đầu thế kỷ 20 mà còn cả nửa sau thế kỷ 21 khi mà Nhật Bản liên kết với Mỹ - đối thủ hàng đầu của Liên Xô.

Liên minh Nhật-Mỹ khiến Nhật gặp bất lợi hơn so với Trung Quốc trong việc trở thành đồng minh của Nga. Điều này được thể hiện rõ nhất trong thời gian gần đây, khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine diễn ra. Để đối đầu được với Trung Quốc, Nhật Bản cần tranh thủ mối quan hệ với Mỹ. Điều này buộc Tokyo phải đưa ra động thái xử phạt Nga khi các nước G7 đã làm vậy. Hơn nữa, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nhật Bản càng khiêu khích Nga biến cuộc khủng hoảng Ukraine trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại, những căng thẳng với Mỹ về các sự kiện ở châu Âu khiến Trung Quốc không thể thiếu Nga trong giai đoạn này.  

Như vậy, trong khi lợi ích chiến lược của Nga ở châu Á kéo Nga gần Nhật Bản hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, có một số trở ngại có thể làm chậm và ngăn chặn liên minh Nga-Nhật. Lựa chọn lý tưởng cho Nga lúc này là tránh ngả theo bên nào, thay vào đó, Moscow theo đuổi Chính sách tam giác, giữ quan hệ với cả 2 nước. Cho đến nay, ông Putin đã làm được điều này uyển chuyển đến kỳ lạ.

Bảo Linh (Theo thediplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news