(Tinmoi.vn) Một vài tháng trước khi MH370 mất tích, Gunnar Kullenberg, một người đam mê máy bay, nghe tin Malaysia Airlines sắp đóng cửa đường bay đến Mỹ. Anh muốn có hình ảnh chiếc Boeing 777-200 hùng vĩ tại sân bay Los Angeles vào lúc Bình Minh. Đó là nơi anh chụp bức ảnh máy bay nhảy múa trên bầu trời rực rỡ.
“Tôi không nghĩ nhiều hơn việc đó là một ngày mùa thu đẹp trời tại miền Nam California”, Kullenberg nhớ lại.
Một cơ trưởng cũng phát hiện chiếc máy bay mất tích cất cánh rời Istanbul vào ngày 23/1/2012
Cơ trưởng Ercan Karakas, cũng từng chụp được hình ảnh tương tự ở Istanbul vào tháng Giêng năm 2012.
“Tôi là một người yêu thích máy bay. Tôi thích việc ngắm nhìn và chụp lại cảnh những chiếc máy bay hạng nặng cất cánh”, anh viết về những trải nghiệm của mình. “Tôi biết đó không phải là những tảng kim loại, đó là một chú chim biết bay. Chúng kết nối hàng ngàn con người trong cuộc hành trình đến hạnh phúc”.
Chiếc Boeing 777 trên đường bawg gần Johannesburg, Nam Phi vào ngày 28/6/2011
Khi MH370 mất tích, Kullenberg và Karakas nằm trong số những người đam mê máy bay đã lục lại kho ảnh của mình. Họ đã tìm thấy một vài bức ảnh chụp chiếc máy bay mất tích khi phát hiện ra số đăng ký. Chuyến bay MH370 chính là chiếc máy bay 9M-MRO. Những suy nghĩ không tưởng của họ đột nhiên biến thành những suy đoán khó hiểu.
“Tôi bay 60-90 lần mỗi năm, điều này đã xảy ra như thế nào?”, Hansueli Krapf, một doanh nhân Thụy Sĩ từng đi trên chiếc máy bay 9M-MRO đến Nam Phi cách đây 2 năm tự hỏi. “Điều gì có thể xảy đến với chiếc máy bay khi có rất nhiều thiết bị theo dõi nó?”
Những người đam mê máy bay đã đăng tải hàng trăm hình ảnh lên các trang web chuyên về máy bay để thể hiện niềm đam mê của mình với chuyến bay. Họ trò chuyện về các động cơ và tự hỏi về số phận các hành khách. Họ tạo ra những câu chuyện về những con người đến từ các vùng đất xa xôi để nghỉ ngơi, làm việc hoặc học tập giống như các hành khách của MH370.
Sau khi máy bay mất tích, Michael Raish, một nhà sử học trực quan đã lướt qua tất cả các website của hãng hàng không để tìm kiếm thông tin về chiếc máy bay mất tích. Ông đã đưa lên một trang web hình ảnh và liên hệ với các nhiếp ảnh gia để ghi nhận hồi ức của họ. Đó chính là lịch sử trực quan của chiếc máy bay.
Những người đam mê máy bay đã ghi lại lịch trịch của 9M-MRO. Nó từng di chuyển tới Los Angeles, Kuala Lumpur, Malaysia và Perth của Australia. Nó từng hạ cánh tại Nam Phi, Vienna và Rome. Những người đam mê máy bay cũng chia sẻ các bức ảnh khi máy bay đi qua các sân bay từng được đăng tải trên airliners.net và Wikimedia.org với CNN. Họ ghi lại thông tin về chiếc máy bay với vai trò một phi công, một sinh viên hàng không hoặc một người bình thường đam mê máy bay. Họ làm điều này tất cả vì tình yêu dành cho những chiếc máy bay.
Chiếc máy bay của Malaysia Airlines hạ cánh xuống đường băng Rome ngày 27/6/2010
Miclea, một thanh niên Canada cũng đóng góp vào thư viện ảnh khi nhận ra mình từng ngồi trên chiếc máy bay 9M-MRO trên đường tới Rome vào 27/6/2010. Chàng trai 20 tuổi này đã chụp hàng ngàn bức ảnh về máy bay kể cả chiếc Boeing 777 của Malaysia.
Một bức ảnh khác được một người đam mê máy bay chụp vào buổi sáng sương mù tháng 5/2013 tại Amsterdam, Hà Lan
Berhard Ebner cũng đăng một bức ảnh của chiếc máy bay mất tích khi phát hiện ra đó là bức ảnh ông chụp được ngày 5/5/2013 tại Amsterdam, Hà Lan. “Chúng tôi muốn dậy sớm để chụp được những chuyến bay đường dài. Đó là một ngày bình minh tuyệt đẹp, ít sương mù thích hợp để bạn chụp được những bức hình đẹp. Một ngày hoàn hảo để chụp máy bay”. Rất phấn khích khi chụp được hình ảnh của chuyến bay mất tích, Ebner nói: “Tôi rất ngạc nhiên về điều này và thực sự vẫn chưa tin điều đó. Họ có 105 máy bay, 15 chiếc Boeing 777-200 và tôi đã chụp được chính xác chiếc này. Tôi không biết mình nên nói gì bây giờ”.
Krapf, một phi công nghiệp dư cho biết mỗi bức ảnh cho phép anh chia sẻ những khoảnh khắc lịch sử đặc biệt của máy bay. Anh bị những chiếc máy bay mê hoặc từ khi lên 4 tuổi. “Bố tôi từng dẫn tôi đến sân bay Zurich và chúng tôi cùng ngắm máy bay. Đối với tôi, phi công giống như những anh hùng, các vị thần. Những chiếc máy bay với tiếng ồn và kích thước của chúng, thực tế chúng có thể bay trên bầu trời đã cuốn hút tôi”. Anh nhớ lại 5h ngồi chầu chực tại sân bay Nam Phi, nơi anh bắt gặp chiếc máy bay màu trắng đậm với những vệt xanh đỏ lướt trên đường băng tự như một tia nắng xuyên qua thân kim loại. “Tôi đang trở về sau chuyến công tác ở Zambia. Tôi luôn dành thời gian rảnh rỗi ở sân bay để chụp ảnh máy bay”, anh nói.
Bức ảnh do Lorenzo Giacobbo chụp ngày 30/1/2011 tại Rome
Bức ảnh Lorenzo Giacobbo chụp được vào ngày 30/1/2011 tại Rome là một trong những hình ảnh máy bay ngoạn mục mà bất cứ người đam mê máy bay nào cũng muốn nắm bắt được. Bầu trời nhiều mây và mưa rào. Những vệt sáng xuyên qua bầu trời xám xịt và phản chiếu vào thân kim loại của máy bay. “Khi nhìn thấy những hình ảnh mình chụp được, tôi vừa sốc vừa vui mừng bởi tôi không ngờ rằng chiếc máy bay hiện mất tích lại có trong bộ sưu tập của mình”.
Bức ảnh được Ignatius Kwee, một người Malaysia chụp tại Perth, Australia vào tháng 8/2010
Trải nghiệm nhiều cảm xúc nhất có lẽ là của Ignatius “Iggy” Kwee, người chụp bức hình tại Perth vào ngày 10/8/2010. Anh đã trò chuyện qua WhatsApp với những người đam mê máy bay kể từ khi máy bay mất tích. “Thực sự đáng buồn, là một người Malaysia, lẽ ra tôi phải bay trên chuyến bay ấy một lần từ Kuala Lumpur đến Perth trước khi hãng AirAsia X xuất hiện”.
Bảo Linh (Theo CNN)