Stefan Mandel - nhà kinh tế học nổi tiếng người Úc gốc Romania từng vang danh suốt giai đoạn 1960 đến 1990 bởi kỷ lục trúng số tới 14 lần trong đời. Điều này khiến nhiều người không khỏi nể phục bởi khả năng giành huy chương vàng, lập kỷ lục còn dễ dàng hơn cả việc được trúng số một lần trong đời.
Ông Stefan Mandel (ảnh internet)
Vào giai đoạn năm 1960, khi Stefan phải vật lộn để trang trải cuộc sống nuôi bản thân và gia đình, khi đó mức lương của ông chỉ vỏn vẹn 88 USD (hơn 2 triệu đồng)/tháng. Đường cùng và gánh nặng đè lên vai, không còn cách nào khác để kiếm được nhiều tiền Stefan đã quyết định dùng tài năng của mình để đổi đời đó là tính toán khả năng trúng xổ số.
>> Xem thêm: Thanh niên tự nhận bị người ngoài hành tinh tóm sống, bắt 'yêu' đến nỗi có con
Và cách để Stefan trúng xổ số lần đầu tiên trong đời dễ như ăn kẹo vậy. Ông nhận ra "chìa khóa" để giành được chiến thắng trong xổ số là xác định giải đặc biệt lớn gấp 3 lần tổng các con số kết hợp cơ hội chiến thắng tiềm năng. Ví dụ, một đợt xổ số yêu cầu người tham gia chọn các con số từ 1-40, sẽ có khoảng 3.838.380 cơ hội chiến thắng.
Khi đó, nhà kinh tế học sẽ đợi đến khi giải độc đắc tăng gấp 3 lần, lên tới 11,5 triệu USD. Nếu một tấm vé số giá 1 USD, ông Stefan có thể mua 3.838.380 tấm mà vẫn trúng giải độc đắc và kiếm được số tiền gấp đôi số mình đã chi ra để mua vé. Tuy nhiên, vì phải trừ đi chi phí khác nên ông quyết định chờ đến khi giải độc đắc tăng gấp 3 lần thì mới có lời.
Nhờ giỏi tính toán ông đã trúng số 14 lần trong đời (ảnh internet)
Sau khi xác định được cho mình một giải xổ số với các cơ hội kết hợp chiến thắng, ông Stefan sẽ tìm một nhóm các nhà đầu tư, mỗi người sẽ góp một số tiền khoảng vài nghìn USD. Sử dụng số tiền này, ông Stefan sẽ in ra hàng triệu vé số với những con số kết hợp từ sự tính toán của mình, đem nộp cho đại lý xổ số được ủy quyền và nhận tiền. Số tiền sẽ được chia cho các nhà đầu tư, phần còn lại thuộc về ông Stefan.
>> Xem thêm: Xuất hiện vòng tròn bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh trên cánh đồng lúa mạch
Lần đầu tiên, ông Stefan đã thử kế hoạch của mình tại Romania với một nhóm bạn. Quả thực, kế hoạch đã thành công và ông giành được số tiền 19.300 USD. Với số tiền lớn, ông đã đưa gia đình chuyển tới Úc và bắt đầu một cuộc sống mới dư dả hơn. Trong những năm 1970-1980, ông Stefan tiếp tục kế hoạch của mình tại Úc và Anh.
Trước đó, tại Romania, ông Stefan phải viết tất cả các tổ hợp xổ số bằng tay, điều này có thể gây ra sai sót. Giải độc đắc tại Romania cũng tương đối nhỏ. Sau khi trả tiền cho các nhà đầu tư, ông chỉ bỏ túi mình khoảng 4.000 USD, lợi nhuận không quá lớn. Ví dụ, sau chiến thắng năm 1987 trị giá 1,3 triệu USD, ông phải trả thuế và trả tiền cho các nhà đầu tư, cuối cùng thu về chỉ còn 97.000 USD.
Tên tuổi Stefan lên cả báo (ảnh internet)
Tuy nhiên ở Úc, ông Stefan có thể hoàn thiện kế hoạch của mình hơn. Sự phát triển của máy tính trong những năm 1980 đã giúp cách tính toán của ông trở nên chính xác hơn. Thay vì điền vé bằng tay, máy tính sẽ giúp ông làm việc đó. Ông cũng tìm được một nhóm nhà đầu tư vững chắc và lâu dài. Trong suốt những năm 1980, ông Stefan đã trúng 12 giải độc đắc và thu về hơn 400.000 USD.
>> Xem thêm: Máy bay gặp nạn cách đây 35 năm bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Nhật Bản
Đáng tiếc, hành động gian lận của Stefan không thể qua mắt được chính quyền sở tại và đại lý xổ số. Sau này, nhà chức trách đã thay đổi luật xổ số để ngăn chặn việc thao túng trong tương lai.
Khi không thể hoạt động ở Úc nữa, nhà kinh tế học quyết định chuyển sang thị trường Mỹ, bang Virginia. Ngày 16/2/1992, ông trúng giải độc đắc hơn 27 triệu USD. Về mặt luật pháp, cách làm của ông Stefan không có gì là bất hợp pháp, do đó đại lý xổ số buộc phải công nhận.
Tuy nhiên cuối đời lại phá sản, ngồi tù (ảnh internet)
Sau khi số tiền mà ông Stefan được lan truyền, rất nhiều người đã biết đến thậm chí là quan chức chính phủ. CIA, FBI và IRS đều đã tham gia điều tra nhưng cuối cùng phải tuyên bố ông Stefan vô tội. Kết luận cuối cùng của hộ là khả năng toán học và một chút may mắn đã giúp ông Stefan thắng đẫm như vậy. "Bất cứ học sinh trung học nào giỏi toán cũng có thể tính được các tổ hợp này", nhà kinh tế học nói.
>> Xem thêm: Rùng mình màn khai quật nghĩa địa tập thể thời Trung Cổ, với cách chôn cất đặc biệt
Sau 14 lần trúng số độc đắc, Stefan đã kiếm về cho mình khoảng 15 triệu USD, trong đó có khoảng 5 triệu USD tiền thuế và các chi phí liên quan. Tuy nhiên, sau khi ông thoát được các cáo buộc gian lận, nhà chức trách đã quyết định thay đổi quy tắc xổ số tại Mỹ khiến cho kế hoạch của ông không thể tiếp tục nữa. Cũng kể từ đó, người dân không còn tự in vé tại nhà và cấm mua vé xổ số với số lượng lớn nữa.
Với một người, may mắn 1 lần đã là lớn nên 14 lần tưởng rằng sẽ khiến nhà kinh tế học có cuộc sống khá giả, không phải suy nghĩ nhưng đáng tiếc có lẽ cái gì dễ đến cũng dễ đi, vì đầu tư không thành công vào một số dự án nên cuối cùng bi kịch đã ập đến. Năm 1995, ông tuyên bố phá sản sau một số khoản đầu tư thất bại. Sau đó, ông bị tuyên án tù 10 tháng tại Israel với cáo buộc lừa đảo.
>> Xem thêm: Sống gần hết đời cụ ông thú nhận bị người ngoài hành tinh tán tỉnh đến nỗi có tới 60 đứa con
Hiện tại, ông Stefan đã từ bỏ tham vọng đổi đời nhờ xổ số, thay vào đó là chọn một cuộc sống bình dị trên một hòn đảo nhiệt đới ngoài xa khơi bờ biển nước Úc.