Tin mới

Những cú đại nhảy vọt của Trung Quốc năm 2015

Chủ nhật, 07/02/2016, 06:43 (GMT+7)

Đồng NDT dự kiến chiếm 10,92\%, vượt qua đồng bảng Anh (8,1\%) và đồng yên Nhật (8,3\%), chỉ đứng sau đồng USD của Mỹ (41,7\%) và đồng euro của châu Âu (30,9\%), trở thành đồng tiền lớn thứ 3 của SDR.

Đồng NDT dự kiến chiếm 10,92%, vượt qua đồng bảng Anh (8,1%) và đồng yên Nhật (8,3%), chỉ đứng sau đồng USD của Mỹ (41,7%) và đồng euro của châu Âu (30,9%), trở thành đồng tiền lớn thứ 3 của SDR.

1. Cải cách quân đội Trung Quốc

Cắt giảm binh lính

Trong phát biểu khai mạc buổi duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai trên quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ cắt giảm 13% quân số của lực lượng quân đội được cho lớn nhất thế giới, con số cắt giảm tương đương 300 nghìn quân, trong đó 170 nghìn quân sĩ từ cấp trung úy đến đại tá. Ông Tập Cận Bình phát biểu “Trung Quốc luôn theo đuổi con đường phát triển hòa bình”, Duowei cho biết.

Trung Quốc thông báo lộ trình cắt giảm binh lính. (Duowei)

Tăng cường phát triển lực lượng Hải quân

Giữa năm nay, trước thềm Đối thoại Shangri-la, Trung Quốc phát hành Sách Trắng phác thảo chiến lược quân sự của mình. Bắc Kinh sẽ ưu tiên cho hải quân, không quân và Quân đoàn pháo binh số 2 (đơn vị điều khiển các tên lửa đạn đạo) và phát triển kỹ thuật mới để chuẩn bị cho sức mạnh quân sự và ngăn chặn những đối thủ tiềm ẩn như Mỹ và Nhật. Mục tiêu dài hạn là đưa PLA trở thành lực lượng quân đội tiên tiến và hiện đại nhất ở châu Á. Theo đó, quân đội Trung Quốc sẽ tăng số lượng quân cho lực lượng hải quân, không quân và Quân đoàn Pháo Binh số 2, đồng thời giảm số lượng quân khu hiện tại từ 7 xuống còn 4 hoặc 5. Trung Quốc hy vọng dùng sức mạnh hải quân và không quân để kiểm soát khu vực trên biển trải dài dọc bờ biển tới Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Điều này được nêu rõ trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc để thay đổi trọng tâm từ "bảo vệ biển gần" sang "kết hợp bảo vệ biển gần và cả biển xa".

Tăng cường hiện đại hóa vũ khí và khí tài

 Trong năm qua, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh các chương trình nhằm hiện đại hóa vũ khí và khí tài của mình. Mới đây,trong tháng 10, Trung Quốc đã giới thiệu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, loại vũ khí có thể bắn ra từ khoảng cách gần 1.500 km, có thể chuyển hướng để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương, và lao xuống tàu sân bay với tốc độ cực cao. Tên lửa đạn đạo này của Trung Quốc khiến tàu sân bay của Mỹ có nguy cơ bị xếp xó. Trước đó, tập đoàn nhà nước Aviation Industry Corp of China (Avic) đã tiết lộ sức mạnh của máy bay tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không. Theo thông tin cho biết, máy bay này có phạm vi chiến đấu 1.200km và tốc độ tối đa 2.205km/h. Nó được thiết kế để hoạt động đến 30 năm và có khả năng chuyên chở tối đa 8 tấn. Điểm yếu lớn của hải quân Trung Quốc hiện nay là các tàu ngầm của họ quá ồn và dễ bị đối phương phát hiện. Gần đây, Trung Quốc đã cải thiện và triển khai tàu ngầm lớp Nguyên và Kilo 636 hoạt động êm và khó phát hiện hơn rất nhiều.

Chấm dứt các hoạt động kinh doanh sinh lời của quân đội

Vấn đề được sự chú ý nhiều nhất trong công cuộc cải tổ quân đội của ông Tập chính là việc chấm dứt các hoạt động kinh doanh sinh lợi của quân đội nhằm giải quyết nạn tham nhũng, duy trì bản sắc và bản chất thật sự của quân đội. Theo đó, Đặng Tiểu Bình khi đó cho phép quân đội tham gia làm kinh tế bằng các hoạt động như cho công ty xây dựng quân đội hoạt động bên ngoài, cho thuê nhà xưởng quân đội cho các hãng kinh doanh, cho các đội văn công biểu diễn kiếm tiền, tiếp nhận dân thường ở các bệnh viện quân đội hay các học viện... để có thể tự chủ một phần tài chính và cắt giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng. Đến năm 1998, ông Giang Trạch Dân đã có ý muốn chấm dứt việc này, nhưng “đành nhượng bộ để giành được sự ủng hộ của các tướng lĩnh có tầm ảnh hưởng lớn.”

2. Bước đại nhảy vọt kinh tế: Đồng NDT chính thức gia nhập SDR

12 năm sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đã có bước nhảy vọt, trở thành nước có kim ngạch thương mại lớn nhất toàn cầu. Giờ đây, khi đồng nhân dân tệ được IMF cho phép gia nhập giỏ tiền tệ SDR, một bước nhảy vọt tương tự sẽ xuất hiện trên bản đồ tài chính thế giới?

Ngày 30/11 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định sẽ đưa đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào giỏ tiền tệ SDR hay còn gọi là “quyền rút vốn đặc biệt”. Theo quyết định này, từ ngày 1/10/2016, đồng NDT chính thức trở thành đồng tiền thứ 5 trong giỏ tiền tệ quốc tế, đồng thời là đồng tiền đầu tiên của một nước đang phát triển được gia nhập SDR. Nhưng xét về tỉ trọng, đồng NDT dự kiến chiếm 10,92%, vượt qua đồng bảng Anh (8,1%) và đồng yên Nhật (8,3%), chỉ đứng sau đồng USD của Mỹ (41,7%) và đồng euro của châu Âu (30,9%), trở thành đồng tiền lớn thứ 3 của SDR.

Đồng nhân dân tệ gia nhập SDR. (Duowei)

Rõ ràng, việc IMF để đồng NDT gia nhập SDR là một quyết định lịch sử, có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc. Trước tiên, nó cho thấy sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế về sức ảnh hưởng kinh tế và tài chính ngày một lớn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc gia nhập SDR còn có lợi cho việc tăng cường niềm tin của thị trường đối với đồng NDT, gia tăng mức độ sử dụng đồng NDT trên phạm vi quốc tế cả trên phương diện thanh toán công lẫn chi tiêu cá nhân. Nó đồng thời cũng giúp đồng NDT trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế.

Quan trọng hơn, một khi trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, đồng NDT sẽ mang đến sự tiện lợi lớn cho người dân Trung Quốc. Bởi họ có thể mang theo đồng NDT đi khắp thế giới sử dụng mà không cần phải hoán đổi sang đồng USD hay đồng nội tệ của nước đến du lịch, học tập và đầu tư. Tổn thất bởi tỉ giá , thậm chí là hạn mức thu đổi ngoại tệ cũng biến mất.

(Còn nữa) 

Nghiêm Thu (duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news