Tin mới

'Pháo đài bay' B-17 của Mỹ tái xuất bất ngờ sau 76 năm biến mất khỏi bầu trời

Thứ tư, 23/09/2020, 10:16 (GMT+7)

Một chiếc máy bay ném bom của Mỹ trong Thế chiến II đã tái xuất từ một dòng sông băng tan chảy ở Iceland sau 76 năm bị rơi trên đường tới Anh.

Pháo đài bay B-17 đã bị rơi xuống ống bằng Eyjafjallajokull ở phía nam Iceland vòa ngày 16/9/1944. Điều kỳ diệu là tất cả 10 thành viên phi hành đoàn đều sống sót, tuy nhiên xác máy bay thì bị sông băng nuốt chửng.

Ngày nay, khi nhiệt độ toàn cầu nóng lên, dòng sông băng tan chảy và chiếc máy bay đã tái xuất hiện. Mặc dù đã tan tác và rách nát nhưng chiếc máy bay vẫn mang đến một cái nhìn hấp dẫn về quá khứ.

Pháo đài bay B-17 của Mỹ bị rơi xuống sông băng Eyjafjallajokull năm 1994 giờ tái xuất. Ảnh: Newsflash

Người dân địa phương kiểm tra đống đổ nát trên dòng sông băng tan chảy ở nam Iceland. Ảnh: Newsflash

Một pháo đài bay B-17 trên bầu trời Houston, Texas tháng 10/2011. Ảnh: Shutterstock

Những người dân địa phương như cựu thị trưởng Isafjorour, ông Guomundur Gunnarsson coi xác máy bay là điểm thu hút khác du lịch và từ chối lời kêu gọi dọn dẹp nó. Là một hiker có kinh nghiệm, ông Gunnarsson cho biết: "Kể từ khi nghe tin về chiếc máy bay, tôi đã rất bồn chồn. Tôi thấy câu chuyện này hấp dẫn mà một khi kể cho bạn bè về nó, họ cũng sẽ như tôi", ông nói.

Những người này đã đi bộ đến chỗ máy bay rơi hồi tuần trước để kiểm tra khu vực và chụp ảnh, sau đó chia sẻ lên mạng xã hội. Những người hâm mộ hàng không sẽ nhớ đến cái tên Eyjafjallajokull, bởi vị trí của sông băng này giống với vị trí ngọn núi lửa phun trào năm 2010, tạo ra đám mây tro bụi khiến cho ngành hàng không châu Âu phải "bó tay".

Vào năm 1996, Không quân Mỹ cuối cùng cũng tiết lộ chi tiết về vụ tai nạn năm 1944. Oanh tạc cơ Mỹ đến Anh sau khi hạ cánh xuống sân bay Keflavik để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết tại Iceland lúc đó rất xấu và chiếc máy bay đã bị mắc kẹt trước khi đâm vào chỏm băng. May mắn thay, máy bay hạ cánh xuống tuyết mềm và tiếp tục trượt tân cho đến khi đừng lại đột ngột bên tảng tuyết. Một bên cánh máy bay bị xé toạc, động cơ bốc cháy.

Chiếc máy bay Mỹ đến Anh sau khi hạ cánh xuống sân bay Keflavik để tiếp nhiên liệu. Ảnh: Newsflash

Người dân địa phương đã tới hiện trường để quan sát chiếc máy bay. Giờ đây, nó trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Ảnh: Newsflash

Một bánh máy bay và những bộ phận khác của động cơ nằm rải rác khắp sườn núi Icelandic. Ảnh: Newsflash

Một số thành viên phi hành đoàn bị văng ra ngoài trong khi những người còn lại cố thoát ra trước khi nó bốc cháy. Các binh sĩ Mỹ không biết mình đang ở đâu và không thể gửi tín hiệu cầu cứu cho Không quân Mỹ. Họ quyết định rời dòng sông băng sau 2 ngày và tới một thung lũng. Tại đây, họ được những nông dân khu vực Fljotshlio giúp đỡ.

Cuối tháng đó, giới chức Mỹ đã thực hiện 2 cuộc thám hiểm sông băng. Nhóm đầu tiên thấy xác máy bay và thu thập được một số vật phẩm. Tuy nhiên, nhóm thứ hai phải quay về mà không tới được địa điểm. Theo thời gian, dòng sông băng đã nuốt chửng chiếc máy bay. Nhưng giờ đây, nó dần tái xuất do nhiệt độ toàn cầu ấm lên khiến băng tan chảy.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news