Tin mới

Putin đáp trả cuộc tập trận khủng của NATO tại Ba Lan

Thứ tư, 22/06/2016, 15:50 (GMT+7)

Tạp chí Newsweek của Mỹ nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin đang áp dụng chiến thuật "chiến tranh lai" để đáp trả cuộc tập trận lớn của NATO tại Ba Lan.

Tạp chí Newsweek của Mỹ nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin đang áp dụng chiến thuật "chiến tranh lai" để đáp trả cuộc tập trận lớn của NATO tại Ba Lan.

Hàng nghìn lính Mỹ đã tham gia vào cuộc tập trận lớn tại Ba Lan - tiền tuyến của NATO, đất nước giáp biên giới với Nga, đồng minh thân cận của Belarus và Ukraine.

Thông điệp cuộc tập trận này là không thể nhầm lẫn, để cho Moscow biết rằng Mỹ và các đồng minh của họ đang thực hiện bổn phận trong hiệp ước để bảo vệ Đông Âu một cách nghiêm túc.

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày do Ba Lan cầm đầu, gọi là Anakonda, đã kết thúc vào ngày 16/6. Nó có sự góp mặt của 31.000 binh sĩ đến từ 24 quốc gia, trong đó có 14.000 binh sĩ Mỹ.

Binh sĩ của Lữ đoàn Không quân số 6 Ba Lan cùng với Sư đoàn Không quân 82 của Mỹ trong cuộc tập trận Anakonda 16. Ảnh: Reuters

Cuộc tập trận này bắt đầu vào năm 2006 khi còn là nỗ lực của mình Ba Lan. Giờ đây, nó đã phát triển thành một trong những cuộc tập trận lớn nhất diễn ra tại Ba Lan trong vòng 25 năm qua.

Theo Quân đội Mỹ, "Cuộc tập trận này chứng minh nhiều hơn cho các biện pháp răn đe và đảm bảo bằng cách chứng minh khả năng triển khai bảo vệ đồng minh, sức mạnh chiến đấu lớn và kéo dài.

Đây là quy tắc để đảm bảo cho các đồng minh của Mỹ thấy Mỹ sẽ bảo vệ họ khi Nga quyết định xâm nhập.

Việc Nga sáp nhập Crimea và can thiệp vào Ukraine đã khiến nhiều nước nước ở đông NATO hoảng sợ và lo lắng về sự bảo vệ của khối. Lịch sử đã củng cố cho nỗi lo sợ của họ.

Nga vẫn xem Đông Âu như sân sau của mình. Cho đến nay, nhiều quốc gia thành viên NATO vẫn sợ sự đe dọa từ phía Nga

Vùng Baltic (Lavia, Lithuania và Estonia) khá nhỏ, biệt lập với phần còn lại của NATO và có người Nga sinh sống. Họ cũng đang phải đối mặt với mối đe dọa phi truyền thống trong an ninh - những biện pháp chủ động mà bây giờ gọi là "chiến tranh lai".

Những biện pháp chủ động là một loại chiến tranh thông tin. Nó kết hợp việc đưa thông tin sai để đánh lạc hướng đối phương, tuyên truyền và lôi kéo dư luận để gây ảnh hưởng đến những hành động của một nước hoặc một người. Điều này được những người Xô Viết sử dụng rộng rãi nhằm tạo ra sự bất ổn tại những khu vực mà họ quan tâm.

Các nước Baltic nhận thấy mình đang phải chiến đấu với các biện pháp tích cực của Nga trên nhiều mặt trận: ngôn ngữ và chính trị của họ đang bị đảo lộn. Các phương tiện truyền thông Nga đang tích cực tuyên truyền thông điệp ủng hộ Nga. Tại Baltic, không cần dịch hay chỉnh sửa những thông điệp tuyên truyền này bởi tiếng Nga được sử dụng rộng rãi. Do đó, dân tộc Nga và những người khác nói tiếng Nga là động lực buộc các nước này tiến lại gần Moscow.

Ngoài ra còn có vấn đề tham nhũng. Theo Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2016, Latvia ghi 55 điểm trong hạng mục tự do tham nhũng. Chỉ số trung bình của thế giới là 42,6 và Latvia đã tăng điểm ở hạng mục này lên từ năm 2013. Tuy nhiên, vẫn có yếu tố là bọn tội phạm chuyên nghiệp ở Nga đưa tiền vào Latvia. Điều này gây ra ảnh hưởng và chú ý không mong muốn, kéo Latvia sát lại gần Moscow.

Cuối cùng, đó là có mối đe dọa từ quyền lực cứng của Nga. Quân đội Nga ngày càng có những động thái khẳng định sức mạnh tại biển Baltic và không phận Estonia trong vài năm qua.

Hiểu được mối đe dọa này, có phải NATO đã chuẩn bị để bảo vệ đồng minh ở phía Đông của mình?

Ông Putin đã hồi sinh một chiến lược có từ thời Xô Viết gọi là các biện pháp tích cực (chiến tranh lai) và đã tích hợp thành công chiến lược này sao cho phù hợp với chương trình nghị sự của mình. Điều này đã tác động tới các nước Baltic một cách từ từ, ổn định.

Đó là lý do tại sao Anakonda 2016 có ý nghĩa. Cuộc tập trận này đã bị chính phủ Nga chỉ trích do làm leo thang căng thẳng giữa Moscow và NATO. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gọi cuộc tập trận này là không chính đáng cũng như nói rằng Nga chẳng đặt ra mối đe dọa nào cho bất cứ thành  viên NATO nào cả. Nhưng ông ấy cũng đã nói thêm rằng: "quyền chủ quyền của Nga để đảm bảo cho an ninh của mình sẽ có sử dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng lại những thách thức hiện nay".

Trước tình hình hiện nay, điều quan trọng nhất đối với NATO là phải làm sao để các nước đồng minh không có cảm giác bị bỏ rơi. Tờ Newsweek nhận định nếu NATO không cho các đồng minh thấy được sự tin tưởng vào cam kết của Mỹ, họ sẽ mở đường cho một cuộc xâm lược từ Nga.

Xem thêm:

[mecloud]WYwqoiLZ8v[/mecloud]

Bảo Linh (newsweek)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: chiến tranh lai