Tin mới

Angela Merkel: Không hối hận vì những 'ưu ái' dành cho Putin suốt nhiệm kỳ!

Thứ tư, 08/06/2022, 10:03 (GMT+7)

Trong cuộc phỏng vấn đầu tên sau khi rời nhiệm sở, Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ quan điểm của mình về các chính sách với Nga, Ukraine thời bà còn tại vị.

Theo đó, bà Merkel nói rằng bản thân "không có gì phải hối tiếc" về Chính sách đối với Moscow. Cựu Thủ tướng Đức phủ nhận việc bà nỗ lực suốt nhiều năm để xoa dịu căng thẳng Nga - Ukraine là làm hài lòng Putin.

Sau nửa năm rời nhiệm sở, đây là lần đầu tiên bà Merkel trả lời phỏng vấn, cũng là lần đầu tiên được hỏi công khai về các chính sách với Putin. "Ngoại giao không sai chỉ vì nó không thành công. Vì vậy, tôi không hiểu tại sao mình nên nói điều đó là không đúng, tôi sẽ không xin lỗi về điều này", bà Merkel nói.

Nói về cuộc chiến Nga - Ukraine đang diễn ra, bà chia sẻ: "Nhìn lại, tôi cảm thấy vui vì không thể buộc tội bản thân là đã cố gắng quá ít để ngăn chặn sự kiện như vậy xảy ra".

Từ lâu bà Merkel đã được coi là một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của Đức thời hậu chiến. Tuy nhiên, danh tiếng của bà đã giảm sút kể từ khi cuộc chiến của Nga bùng nổ. Nhiều người Ukraine và Đức cáo buộc bà có quan hệ thân thiết với ông Putin và ưu tiên quan hệ kinh tế với Moscow hơn là ủng hộ Kiev.

Cuộc phỏng vấn của bà với tạp chí Der Spiegel cho thấy cựu thủ tướng Đức đã bị chỉ trích nặng nề. Bà Merkel vốn lạnh lùng, là một người hiếu chiến và dễ xúc động. Bà muốn biện minh cho bản thân và bác bỏ những cáo buộc không công bằng về hành vi của bà trong nhiệm kỳ.

Angela Merkel: Không hối hận vì những 'ưu ái' dành cho Putin suốt nhiệm kỳ!
Angela Merkel: Không hối hận vì những 'ưu ái' dành cho Putin suốt nhiệm kỳ!

Phần lớn những lời chỉ trích tập trung vào chính sách “Wandel durch Handel”-“Thay đổi thông qua thương mại”. Nó dựa trên ý tưởng rằng mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn giữa Nga và phương Tây sẽ khuyến khích sự thay đổi chính trị ở Moscow, chuyển sang chủ nghĩa tự do và giá trị phương Tây.

Bà Merkel nói mình chưa bao giờ tin vào "ảo tưởng" rằng Putin có thể thay đổi thông qua thương mại. Quan điểm của bà là nếu không thể có một mối quan hệ chính trị chặt chẽ giữa Nga và châu Âu thì "ít nhất cũng nên có một mối quan hệ thương mại, bởi các bạn không thể phớt lờ nhau hoàn toàn".

Cựu Thủ tướng Đức cũng bảo vệ việc luôn mở các kênh liên lạc với Putin. "Nga là cường quốc hạt nhân lớn thứ 2 thế giới. Tôi không thể giả vờ họ không tồn tại. Lợi ích của đất nước mà tôi đang điều hành là tìm ra một tạm ước hợp tác với Nga, trong đó chúng ta không có chiến tranh, nhưng có thể cố gắng bằng cách nào đó để cùng tồn tại, bất chấp khác biệt", bà nói.

Rất nhiều người đã chỉ trích hoạt động ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột Donbass của bà Merkel. Đây là khu vực biên giới phía đông Ukraine, nơi các lực lượng ly khai nổi dậy từ năm 2014. Đức và Pháp đã làm trung gian cho thỏa thuận Minsk để đóng băng xung đột. Tuy nhiên, các hành động thù địch vẫn không dừng lại từ đó đến nay.

Ngoài ra, bà Merkel cũng bị chỉ trích gay gắt vì không đồng ý để Ukraine trở thành thành viên NATO tại thượng đỉnh Bucharest vào năm 2008. Theo bà, Ukraine vào thời điểm đó là một quốc gia bị "chia rẽ sâu sắc" với một nền dân chủ "lung lay".

Bà cũng không muốn khiêu khích Tổng thống Putin. Nếu để Ukraine gia nhập NATO, ông Putin sẽ coi đây như một "lời tuyên chiến".

Cựu Thủ tướng Đức cũng phân trần tước cáo buộc bà không hành động đủ mạnh khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Theo đó, EU đã thực hiện hàng loạt chính sách trừng phạt với Moscow, loại Nga khỏi G8, mỗi quốc gia NATO dành 2% GDP cho quốc phòng, ngân sách quốc phòng của Đức tăng mạnh từ 32 tỷ euro năm 2014 lên 50 tỷ euro như hiện nay.

(Theo FT)

>> Xem thêm: Ukraine đã bị EU 'từ chối một cách lịch sự' nhưng vẫn 'cố đấm ăn xôi'

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news