Tin mới

Quân đội Myanmar gieo rắc kinh hoàng trong 6 tuần biểu tình

Thứ ba, 16/03/2021, 10:13 (GMT+7)

Bạo lực tại các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn khi lực lượng an ninh tiếp tục thực hiện các biện pháp trấn áp.

Các lực lượng an ninh tại Myanmar một lần nữa nhắm vào người biểu tình chống lại quân đội khiến số người thiệt mạng trong 6 tuần biểu tình dự kiến sẽ gia tăng đáng kể sau các sự kiện cuối tuần. Ít nhất 3 người được cho là đã thiệt mạng do bị cảnh sát bắn tại thị trấn Hlaing Thar Yar, trung tâm thương mại Yangon và một số người khác được cho là bị thương tới mức nguy kịch. Một người khác đã thiệt mạng tại thành phố phía bắc Hpakant và một trường hợp khác ở Mandalay.

Các vụ tấn công xảy ra sau khi có ít nhất 7 người biểu tình thiệt mạng tại nhiều địa điểm khác nhau vào ngày 13/3, trong đó có 4 người ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đấtn ước. Số người thiệt mạng ước tính là 13. Theo nhóm vận động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, có khoảng 80 người đã thiệt mạng và hơn 2.100 người bị bắt giữ.

Thế nhưng theo ghi nhận của LHQ, con số còn cao hơn. Ngày 15/3, Người phát ngôn Tổng thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết số người biểu tình bị sát hại trong ngày 14/3 tại Myanmar đã lên đến 138. Tổng thư ký Antonio Guterres "kinh hoàng trước leo thang bạo lực tại Myanmar dưới bàn tay quân đội nước này".

Những người biểu tình đã bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình vào ban đêm và bất chấp lệnh giới nghiêm 8 giờ tối.

Người biểu tình giơ điện thoại di động bật đèn LED ở Yangon. Ảnh: AP
Người biểu tình giơ điện thoại di động bật đèn LED ở Yangon. Ảnh: AP

Khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, chính phủ lập sẵn của Myanmar kêu gọi người dân tiếp tục phản đối "chế độ độc tài bất công" của quân đội trong một đoạn video được ghi lại trên Facebook. "Đây là thời khắc đen tối nhất của quốc gia và ánh sáng trước khi Bình Minh ló rạng", Mahn Win Khaing Than, chính trị gia cấp cao từ Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) nói. Ông Mahn Win Khaing Than là quyền phó chủ tịch nhóm CRPH gồm các đại biểu quốc hội được bầu. Những người này đã ẩn náu phần lớn sau khi NLD bị lật đổ quyền lực.

Ông Mahn Win Khaing Than bị quản thúc tại gia trong cuộc đảo chính hồi tháng 2. Ảnh: AP
Ông Mahn Win Khaing Than bị quản thúc tại gia trong cuộc đảo chính hồi tháng 2. Ảnh: AP

"Cuộc nổi dậy này cũng là cơ hội để tất cả chúng ta đấu tranh, chung tay thành lập một liên minh dân chủ liên bang mà tất cả những dân tộc anh em bị chế độ độc tài quân sự áp bức mong muốn từ lâu. Chúng ta nhất định khởi nghĩa thắng lợi", ông nói.

Andrew Nachemson, một nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình tại Yangon nói với DW rằng "phần lớn người dân tại Myanmar xem lãnh đạo dân sự này là chính phủ hợp pháp. Hộ có khả năng ảnh hưởng tới phong trào biểu tình và truyền cảm hứng cho người biểu tình".

Chính quyền quân sự biện minh cho cuộc đảo chính của mình bằng cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11, khiến đảng NLD giành chiến thắng vang dội. Họ gọi sự hình thành CRPH là "tội phản quốc cấp cao" và tội danh này có mức án tối đa 22 năm tù.

(Theo DW)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: biểu tình Myanmar