(Tinmoi.vn) Nhận định của quốc tế trước dự án khoan dầu tỷ đô của Bắc Kinh. Trung Quốc đã châm ngòi cho căng thẳng leo thang tại biển Đông vào cuối tuần qua khi dự án Haiyang Shiyou 981 trị giá hàng tỉ USD được ký kết để khoan lấy dầu trong vùng biển tranh chấp của cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Trung Quốc đã tuyên bố đặt giàn khoang gần khu vực gần quần đảo Paracel là hợp pháp bởi vì họ tiến hành ở vùng biển thuộc Bắc Kinh.
Đây gần như không phải lần đầu tiên mà cuộc tìm kiếm năng lượng làm bùng nổ đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam và các nước khác trong khu vực nhưng đây thực sự là một thương vụ lớn bởi một vài lý do.
Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động khảo sát năng lượng trong khu vực tranh chấp và ngăn cản các nước khác, gồm cả Việt Nam tự tiến hành, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên các công ty Trung Quốc thực sự bắt tay vào khoan các giếng dầu trong khi vẫn còn đang tranh chấp với các quốc gia khác.
Động thái này là một đòn bất ngờ đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, vừa trở về từ chuyến công du châu Á để củng cố các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Không lâu sau màn “giương oai” của hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh tiến hành một động thái khiêu khích nhất.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jen Psaki nói hôm thứ 3 (6/5): “Làm leo thang căng thẳng có tính lịch sử gần đây ở biển Đông, hành động đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp của Trung Quốc là khiêu khích và không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực này.”
Mike Mc Devitt, một cựu tư vấn viên và trưởng nghiên cứu chiến lược tại Tổ chức phân tích hàng hải phi lợi nhuận CNA nói: “Việc này sẽ tiếp sức cho những động thái kiếm chác mà nếu tiến hành đơn lẻ sẽ không dẫn đến xung đột. Nhưng những hành động có hệ thống theo thời gian sẽ làm thay đổi hiện trạng khu vực.”
Biển Đông từ lâu đã là điểm nóng của ba nước Trung Quốc với các quốc gia láng giềng như Vietnam và Philippines, cùng các nước khác. Đây là một phần phụ trị giá hàng nghìn tỷ đô la trong kinh doanh quốc tế và mạch dẫn dầu tiềm năng đắt giá hàng đầu và nguồn khí đốt đầy thèm muốn của những nước còn nghèo về nhiên liệu.
Về cơ bản nhất, nghi vấn về những nhiên liệu này nằm đằng sau những vụ việc mới nhất. Vào năm 2012, Trung Quốc tuyên bố sẽ bán đấu giá quyền khai thác năng lượng trong vùng biển tranh chấp, cùng thời điểm CNOOC bắt tay vào tự xây dựng dàn khoan ở mực nước sâu chứ không ký hợp đồng mua từ một trong những nguồn cung chính của mình. Chi phí là tốn kém, song cần để công ty dầu của Trung Quốc làm: CNOOC không muốn phải phụ thuộc và các công ty phương Tây để có được các thiết bị khoan dầu trong vùng nóng bỏng ở biển Đông bởi vì những công ty này rất có thể sẽ từ chối cho CNOOC thuê các thiết bị sẽ đươc sử dụng trong nhưng dự án gây tranh cãi dưới đáy biển.
Cuối tuần qua, CNOOC đã đưa giàn khoan vào vùng nước sâu cách phía đông bờ biển Việt Nam khoảng 120 dặm biển nơi những công ty dầu quốc tế phát hiện được lớp trầm tích khổng lồ tiềm tàng khí đốt tự nhiên. Vâỵ, việc hoàn thiện giàn khoan dầu dường như là một phần trong chiến lược quốc gia của CNOOC trong việc khai thác tại vùng tranh chấp được xem như “lãnh hải quốc tế di động” có thể mở rộng lãnh thổ Trung Quốc ra vùng biển mở.
Holly Morrow, một chuyên gia về biển Đông ở Đại học Havard nói: “Tôi nghĩ đây là một hành động can thiệp khác mà Trung Quốc thực sự ra nước ngoài để khai thác dầu.”
Việc leo thang căng thẳng rõ ràng của Trung Quốc trong việc đặt giàn khoan ở vùng biển tranh chấp khiến người ta ngỡ ngàng bởi vì Việt Nam và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận vào năm 2011 rằng sẽ giải quyết tranh chấp biển Đông trong hòa bình như họ đã từng làm ở đường biên giới trên biển ở Vịnh Tonkin (Vịnh Bắc Việt).
Ông McDevitt nói: “Tôi nghĩ hiệp ước sẽ giảm bớt những lời qua tiếng lại giữa Việt Nam và Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ không đi quá đà đối với Việt Nam. Nhưng dường như họ cảm thấy những tranh cãi của họ về những gì sẽ làm là hay và họ sẽ làm đúng như thế.”
Theo nguyên tắc, Mỹ không sở hữu các khu vực tranh chấp, nhưng trong những năm gần đây, Mỹ đã nhấn mạnh yêu cầu phải dựa vào luật pháp quốc tế để bình ổn tranh chấp lãnh thổ và quyền biển ở biển Đông đối với những quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc. Tháng 12/2013, Ngoại trưởng John Kerry đã công bố một hiệp ước giúp củng cố vệ binh bờ biển Việt Nam.
Dầu và khí đốt sẽ là cái kết mang tính then chốt cho những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, việc xác định khu vực này sở hữu nguồn năng lượng dồi dào ra sao vẫn còn rất nhiều điều mập mờ. Một phần bởi vì mọi vùng tranh chấp lãnh thổ đều làm hướng đến các cuộc khảo sát quy mô lớn nguồn tài nguyên dầu và khí đốt tiềm năng.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự đoán biển Đông nắm giữ khiêm tốn lên đến 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. CNOOC thì tin rằng biển đông có ít nhất gấp 10 lần lượng dầu và nhiều lần lượng khí đốt hơn thế.
Bà Morroy ở Trung tâm Belfer nói, nhưng bất chấp việc đáy biển kia thực sự sở hữu bao nhiêu năng lượng, những động thái của Bắc Kinh tới mối quan hệ trong khu vực và việc làm tổn hại nặng nề đến nó có làm tốn thêm một vài thùng dầu thì cũng chẳng đáng là bao. Nguy hại hơn, nó duy trì những tranh chấp, các hành động khiêu khích, và đẩy tình trạng bên miệng hố chiến tranh về chủ quyền quốc gia hơn một cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên.
“Chi phí cho những Chính sách đối ngoại của những gì họ (Trung Quốc) đang làm là rất lớn, và bất cứ món lời nào về an ninh năng lượng còn hơn thế nhiều“, bà nói.
W.2 (Theo Foreign Policy)