Tin mới

Rạn nứt trong sự đồng thuận của Châu Âu về Nga

Thứ ba, 21/06/2016, 16:02 (GMT+7)

Đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự rạn nứt nội bộ liên minh châu Âu (EU) trong vấn đề trừng phạt Nga. Đây là dấu hiệu cho thấy trong tương lai gần, rất có thể các lệnh trừng phạt Nga sẽ được EU gỡ bỏ từng phần.

Đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự rạn nứt nội bộ liên minh châu Âu (EU) trong vấn đề trừng phạt Nga. Đây là dấu hiệu cho thấy trong tương lai gần, rất có thể các lệnh trừng phạt Nga sẽ được EU gỡ bỏ từng phần.

Thời gian qua, châu Âu đã cùng hiệp lực lại giải quyết nhiều vẫn đề như cuộc nợ công, các chính sắt thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp, cuộc khủng hoạn tị nạn. Và nổi bật nhất trong đó là việc châu Âu đồng thuận cao trong việc: Trừng phạt Nga do đã sát nhập Crimea và hỗ trợ phe ly khai miền Đông Ukraine.

Châu Âu bắt đầu chia rẽ vì vấn đề Nga. Ảnh: Independent

Sự đồng thuận này có được một phần do thủ tướng Đức Angela Merkel đã cố gắng kiểm soát các thành viên vốn có tư tưởng thân Nga trong chính phủ của bà, cũng như thuyết phục các quốc gia hoài nghi về các Chính sách của EU với Nga như Slovakia, Hungary và Ý để mở rộng của các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính của khối chống lại Moscow.

Trong một cuộc họp gần nhất hôm thứ Ba, có vẻ như các bên đã quyết định gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa. Nhưng điều đó không thể che giấu một thực tế là thái độ của Berlin đang có dự dịch chuyển. Và với sự thay đổi đó, các vết nứt đầu tiên thực sự đang nổi lên trong sự đồng thuận của châu Âu về cách đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong những tuần gần đây, khi NATO tiến kế hoạch để triển khai thêm binh lính dọc theo biên giới phía tây của Nga, các vận động viên điền kinh Nga bị cấm tham dự Thế vận hội Olympic vì doping và Moscow đã bị đe dọa tẩy chay giải vô địch bóng đá châu Âu vì fan bạo lực,... Các quan chức của Berlin đã bắt đầu tỏ ra lo lắng rằng quan hệ với Moscow có thể bị thiệt hại không thể khắc phục.

Những sự lo lắng này cùng nỗi thất vọng với chính phủ Ukraine hiện tại đã được thể hiện rõ nét nhất qua một thỏa thuận hòa bình tại Minks, theo đó một đạo luật sẽ cho phép các cuộc bầu cử được tiến hành tại khu vực miền Đông Ukraine đang xảy ra tranh chấp.

Tổng quát hơn , một số quan chức của Đức và châu Âu đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng có bao nhiêu mặt trận châu Âu có thể đủ khả năng để chiến đấu tại một thời điểm trong khi khối này đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn như Brexit , các cuộc tấn công từ các chiến binh Nhà nước Hồi giáo và cuộc khủng hoảng người tị nạn đang sôi sục.

"Mọi người đang mệt mỏi của cuộc đối đầu với Nga . Họ không thích những căng thẳng thêm nữa và họ thấy rằng Ukraine không cung cấp đủ các điều kiện về một sự cải cách", Ulrich Speck , một thành viên cao cấp tại Học viện Transatlantic ở Washington nói.

"Khi bạn đang phải đối mặt với ISIS. Putin không hẳn là điều gì đó tồi tệ nhất. Do những lo lắng này, dễ thấy các rủi do sẽ tăng cao hơn nếu các lệnh trừng phạt trở nên mạnh hơn" Speck nói. Đây cũng là ý kiến của một số quan chức tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt riêng của mình vào Nga do những vấn đề liên quan đến Ukraine.

Sự chia rẽ xuất hiện

Trong những tuần qua, đã xuất hiện sự chia rẽ của "liên minh bền vững" trong chính phủ của bà Merkel. Tiêu biểu là việc Ngoại trưởng Đức Frank - Walter Steinmeier kêu gọi thúc đẩy cho một cách tiếp cận hòa giải hơn đối với Nga , và nới lỏng từng bước của lệnh trừng phạt.

Ngoại trưởng Đức Steinmeier. Ảnh: Getty

Vào cuối tuần, ông Steinmeier đã gây chú ý với phát biều cho rằng NATO đã liều lĩnh khiêu khích Nga khi diễn tập quân sự ở miền đông châu Âu. " Những gì chúng ta không nên làm bây giờ là làm nghiêm trọng thêm tình hình bằng các động thái đe dọa, kích động hay những phát biểu đầy tính thù hằn, khiêu khích " ông nói với tờ báo Bild.

Có thể thấy được hai điều từ những phát biểu của ông Steinmeier, thứ nhất có vẻ như ông đang thể hiện rằng mình là người có thiện chí, vấn đề là từ phía bà Merkel. Thứ hai, ông muốn thông báo rằng trong tương lai gần, lập trường cứng rắn của Đức về các lệnh trừng phạt sẽ không có thay đổi gì nhiều.

" Điều gì đã thay đổi về chính sách với Nga ? Tôi nghĩ rằng không có gì đã thay đổi", một nhà ngoại giao cấp cao của Đức cho biết. "Tuy nhiên, với thời hạn xử phạt chưa được thống nhất hiện tại, chúng tôi buộc phải thừa nhận rằng chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để tiến tới một thỏa thuận với Nga."

Một điều có thể nhận thấy nữa từ ý kiến ​​của Steinmeier, nó đã cho thấy sự một chia rẽ sâu sắc hơn giữa phe bảo thủ của bà Merkel và đảng Dân chủ xã hội của ông Steinmeier ( SPD ). Và sự chia rẽ này sẽ còn sâu sắc hơn nữa cho đến cuộc tổng tuyển cử năm 2017 ở Đức  . Một số giới chức lo ngại sự chia rẽ này có thể được các đối tác của Berlin xem như dấu hiệu của một sự bất đoàn kết, phá hoại sự đồng thuận của EU.

Một điều chắc chắn là : giới chính trị trong nước Đức đang đóng một vai trò trong các cuộc tranh luận về Nga. Steinmeier đã chịu sức ép lớn từ lãnh đạo đảng SPD là Sigmar Gabriel trong tháng qua để thể hiện sự mềm mỏng hơn trong các quan điểm của ông về Nga, một số quan chức thân cận với các cuộc thảo luận của SPD nói.

Hai chuyến thăm biểu tượng

Gabriel là đối thủ của bà Merkel trong cuộc bầu cử năm tới và được cho rằng đang cố gắng tạo ra những đường lối khác biệt để lôi kéo cử tri, nâng cao hơn nữa hình ảnh của đảng SPD  nhằm chống lại những phe bảo thủ của thủ tướng hiện tại.

Ông Gabriel, đối thủ của bà Merkel trong cuộc bầu cử tới. Ảnh: FAZ

Nga là một điển khởi đầu rất hợp lý cho SPD. Đối với nhiều người trong đảng SPD , thái độ đối với Moscow đã được định hình bởi hai yếu tố : đầu tiên là chính sách " Ostpolitik ", chính sách cựu thủ tướng Willy Brandt đề xuất năm 1970 đề xuất việc bình thường hóa quan hệ giữa Tây Âu với Đông Âu và Liên Xô. Thứ hai là sự sụp đổ của Liên Xô, tạo tiền đề cho nước Đức thống nhất.

" Chúng tôi không thể cho phép những thành công của Ostpolitik Willy Brandt bị lãng phí ", cựu thủ tướng của đảng SPD Gerhard Schroeder , một người bạn của ông Putin và cựu cố vấn cho Steinmeier , cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn báo chí cuối tuần.

Cuối tháng này , Gabriel được lên kế hoạch đến thăm Nga để gặp gỡ với Tổng thống Putin tại nhà riêng của ông ở ngoại ô Moscow. Cùng ngày 27/6, Thủ tướng mới của Ukraine, ông Volodymyr Groysman sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Berlin để hội đàm với Thủ tướng Đức.

Hai cuộc gặp gỡ mang tính biểu tượng này chắc chắn sẽ được các đối tác của Đức chú ý vì nó biểu trưng cho cách tiếp cận của Đức với Nga trong tương lai. Tuy nhiên,hiện tại một số người đã bắt đầu nói về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.

Thủ tướng Ý, Matteo Renzi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean - Claude Juncker đã tham dự một hội nghị dành cho các nhà đầu tư vào Nga (SPIEF 2016) được tổ chức tại St. Petersburg tuần trước - một điều gần như là không tưởng cách đây một năm.

Slovakia , một trong những nước hoài nghi nhất về các lệnh trừng phạt Nga, sẽ tiếp quản chức chủ tịch EU trong tháng Bảy.

Ngoại trưởng Miroslav Lajcak của Slovakia, nói với Reuters tại Luxembourg hôm thứ Hai , cho biết : "Tôi nhìn thấy một nhu cầu ngày càng tăng cho một cuộc thảo luận chính trị về việc gia hạn các lệnh trừng phạt này và tôi hy vọng điều đó xảy ra . "

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: EU cấm vận Ukraine