Tin mới

Tắc kênh đào Suez khiến thế giới mất hơn 400 triệu USD/giờ

Thứ ba, 30/03/2021, 09:48 (GMT+7)

Tàu chở hàng Even Given đã tắc nghẽ hơn 6 ngày tại kênh đào Suez và khiến cho nền kinh tế toàn cầu cũng bị nghẽn theo.

Tàu chở hàng Even Given bị mắc cạn ở kênh đào Suez trong hơn 6 ngày, gây tắc nghẽn nghiêm trọng tại một trong những tuyến đường thương mại lớn của thế giới. Thông tin đang được quan tâm hàng đầu trên truyền thông và mạng xã hội chính là những tác động của con tàu đến nền kinh tế thế giới.

Trong bức ảnh do Cơ quan quản lý kênh đào Suez công bố, tàu Even Given được một con tàu kéo lôi ra khỏi vị trí mắc cạn. Ảnh: AP
Trong bức ảnh do Cơ quan quản lý kênh đào Suez công bố, tàu Even Given được một con tàu kéo lôi ra khỏi vị trí mắc cạn. Ảnh: AP

Ngày hôm qua, tàu cuối cũng cũng được giải cứu. Các phóng viên của 10 WBNS đã trò chuyện với các chuyên gia chuỗi cung ứng để tìm hiểu mức độ thiệt hại kinh tế trong 6 ngày qua. Câu hỏi được đặt ra là có phải nền kinh tế toàn cầu đã mất 400 triệu USD/giờ do Even Given bị mắc kẹt ở kênh đào Suez?

Paul Hong, Giáo sư Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu tại ĐH Toledo và Lisa Anderson, người sáng lập kiêm chủ tịch công ty tư vấn chuỗi cung ứng LMA Consulting Group đồng ý rằng con số thiệt hại thực tế vào khoảng 416 triệu USD/giờ.

Kể từ khi tàu chờ hàng Even Given bị mắc cạn vào ngày 23/3 tại kênh đào Suez, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rộng rãi rằng việc tắc nghẽn một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới đã tiêu tốn của nền kinh tế gần 400 triệu USD/giờ. Theo 2 chuyên gia, hàng ngày có khoảng 10 tỷ USD thương mại chảy qua kênh đào Suez. Đó là khoảng 416 triệu USD/giờ.

Như vậy, đây là một tác động kinh tế to lớn bên cạnh chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng do dịch Covid-19 và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như những yếu tố khác. Theo các chuyên gia, chuỗi cung ứng đã bị mất liên kết.

Còn về tuyên bố thế giới bị thiếu cà phê và giấy vệ sinh sau vụ tắc nghẽn này, bà Anderson và ông Hong đều nói rằng mọi người không nên lo lắng. "Mọi người nghĩ rằng giấy vệ sinh chủ yếu đến từ Trung Quốc nhưng tôi nghĩ nó chủ yếu là từ Canada và Mexico, vì vậy, giấy vệ sinh sẽ không bị ảnh hưởng", ông Hong giải thích. Bà Anderson cũng đồng ý là sẽ không có chuyện bị thiếu giấy vệ sinh như giai đoạn đầu dịch Covid-19.

Còn với cà phê, theo ông Hong thì ngành này có thể bị ảnh hưởng bởi khoảng 10% kim ngạch thương mại cà phê đi qua kênh đào Suez. Tuy nhiên, bà Anderson nói rằng trong vài tháng qua, chi phí sản xuất và vận chuyên đã tăng lên giữa các ngành, vì vậy việc cà phê tăng gia liên quan đến các yếu tố này hơn là tàu Even Given.

(Theo 10 WBNS)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news