Tin mới

Tại sao khủng hoảng ở Crimea không xảy ra đổ máu?

Thứ sáu, 21/03/2014, 09:50 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tờ báo nổi tiếng của Mỹ là Washington Post mới đây có đăng bài viết của chuyên gia quân sự David Ignatius. Bài báo đánh giá và đề cao tính kỷ luật của quân đội Nga.

(Tinmoi.vn) Tờ báo nổi tiếng của Mỹ là Washington Post mới đây có đăng bài viết của chuyên gia quân sự David Ignatius. Bài báo đánh giá và đề cao tính kỷ luật của quân đội Nga.

Tại sao khủng khoảng ở Crimea không xảy ra đổ máu?

Hình ảnh binh lính ở Crimea mà phương Tây tin là quân đội Nga

Tác giả David Ignatius cho biết, quân đội Nga giờ đã khác hẳn thời kỳ cuối những năm 80 của thế kỷ trước ở cuộc khủng hoảng Afgakistan. Hiện nay họ được tổ chức tốt và đặc biệt là tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật rất cao để tránh đổ máu tại Crimea.

Xem xét những bức ảnh được các phương tiện truyền thông tin tức đăng tải, chúng ta có thể thấy được những hành động rất đáng phải học hỏi của lực lượng đặc nhiệm quân đội Nga ở bán đảo Crimea. Họ hoạt động trong bí mật, không có phù hiệu, thường xuyên che mặt với một nguyên tắc bất di bất dịch là không được để lộ thân phận.

Những phản ứng về mặt ngoại giao đối với Nga vẫn đang tiếp diễn, nhưng Lầu Năm Góc đã bắt đầu đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng ở Crimea. Kết quả tổng thể là như sau, những hành động của Nga ở Crimea đã trở thành một bài học cho Mỹ về cách sử dụng lực lượng đặc nhiệm nhằm đạt được mục đích trong một cuộc khủng hoảng cục bộ.

Vào lúc bắt đầu của cuộc khủng hoảng ở Crimea đã có khoảng 15.000 binh lính Nga. Trong vòng một vài ngày, Nga đã nhanh chóng điều thêm khoảng 5000 quân bằng cả đường bộ, đường không và đường biển. Các nhà phân tích quân sự của Mỹ đánh giá cao khả năng triển khai quân một cách bí mật và hiệu quả của Nga. Chuyên gia David Ignatius cũng lưu ý, Tổng thống Putin từng là một sỹ quan tình báo, một điệp viên của KGB (cơ quan tình báo nổi tiếng của Liên Xô) đã từng có khoảng thời gian hoạt động khá lâu ở Đức. Nên rất đơn giản ông Putin biết cách đánh lạc hướng phương tây như thế nào.

Cụ thể trong buổi họp báo vào ngày 4/3 vừa qua, Tổng thống Putin đã phủ nhận việc Nga điều binh và nhấn mạnh rằng, những tay súng ở trên bán đảo Crimea là lực lượng tự vệ tự hình thành chứ không phải binh lính Nga. Ngoài ông Putin, Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc quân đội Nga xuất hiện trên đường phố Crimea.

Sự phủ nhận đó của chính phủ Nga, theo các nhà báo Mỹ là đã rất hữu ích. Hơn nữa, điều đó sẽ cho phép Putin tránh được những cáo buộc trong trường hợp xấu khi chẳng may có xung đột làm người Ukraine ở Crimea thiệt mạng.

Ngoài ra, ông Putin đã thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Máu vẫn chưa đổ, nhưng ông Putin không thể biết khi nào nó xảy ra. Đó là lý do tại sao tính kỷ luật, tính chuyên nghiệp của quân đội Nga là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ sự cố.

Tất nhiên cũng phải nói rằng, Nga có một thuận lợi rất lớn đó là đại đa số người dân ở bán đảo Crimea rất ủng hộ Nga và sáp nhập vào Nga. Bằng chứng là có tới 97 % trong tổng số 86% cử tri đồng ý Crimea là một phần lãnh thổ của Nga trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 vừa qua.

H.Y (Theo News Land)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.