Tin mới

'Thế giới kỷ Jura' ngoài đời thực có thể tồn tại ở hành tinh khác

Thứ tư, 22/11/2023, 16:33 (GMT+7)

Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia đã công bố một nghiên cứu mới cho thấy khả năng và xác suất xuất hiện khủng long trên các hành tinh khác.

Theo New York Post, ngày 18/11, một nghiên cứu mới công bố đưa ra lập luận rằng “Thế giới kỷ Jura” ngoài đời thực hiện có thể tồn tại nhưng là ở trên một hành tinh khác chứ không phải Trái đất gây xôn xao dư luận. 

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia cho bietesm các hành tinh ở xa Trái đất có thể có những loài giống khủng long trên Trái đất và con người hiện có thể có khả năng tìm thấy chúng.

"Thế giới kỷ Jura" (hay còn được biết đến là Thế giới khủng long) là loạt phim nổi tiếng nhiều phần về đề tài khủng long do Mỹ sản xuất.

Theo nghiên cứu, các nhà nghiên cứu trên Trái đất có thể phát hiện sự sống như vậy bằng cách tìm kiếm các hợp chất hiện không có trên hành tinh của chúng ta nhưng có ở thời đại khủng long. Đó là bởi vì Trái đất có lượng oxy cao hơn, khoảng 30%, vào thời kỳ khủng long, cho phép các sinh vật phức tạp phát triển. Ngày nay, nồng độ oxy trên Trái đất đã chững lại ở mức 21%.

Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia đã công bố một nghiên cứu mới cho thấy khả năng và xác suất xuất hiện khủng long trên các hành tinh khác. Ảnh: Getty Images
Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia đã công bố một nghiên cứu mới cho thấy khả năng và xác suất xuất hiện khủng long trên các hành tinh khác. Ảnh: Getty Images

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng mức oxy cao đó có thể là manh mối cho loại sự sống tồn tại trên một hành tinh xa xôi, đồng thời lưu ý rằng các kính thiên văn đặc biệt có thể được sử dụng để phát hiện các điều kiện tương tự như những gì khủng long phải đối mặt hàng triệu năm trước.

Một manh mối mà các nhà khoa học có thể tìm kiếm là liệu một hành tinh có đang ở giai đoạn Phanerozoic hay không, giai đoạn này sẽ cho phép hành tinh đó tồn tại các dạng sống lớn và phức tạp. 

Nhà khoa học Rebecca Payne của Đại học Cornell nói với The Sun: “Phanerozoic chỉ là khoảng 12% gần đây nhất trong lịch sử Trái đất, nhưng nó bao gồm gần như toàn bộ thời gian mà sự sống phức tạp hơn vi khuẩn và bọt biển. Điều này mang lại cho chúng tôi hy vọng rằng có thể dễ dàng hơn một chút để tìm thấy dấu hiệu của sự sống – ngay cả sự sống lớn, phức tạp – ở những nơi khác trong vũ trụ".

Theo Kaltenegger, việc tìm kiếm các hành tinh có lượng oxy cao hơn có thể dẫn đến việc phát hiện ra các dạng sống thú vị đồng thời giúp việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.

Kaltenegger nói: “Hy vọng rằng chúng ta sẽ tìm thấy một số hành tinh có nhiều oxy hơn Trái đất ngay bây giờ vì điều đó sẽ giúp việc tìm kiếm sự sống dễ dàng hơn một chút. Và ai biết được, có thể còn có những con khủng long khác đang chờ được tìm thấy ở một hảnh tinh xa xôi nào đó".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news