Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay đã bắt tướng Bekir Ercan, chỉ huy căn cứ không quân Incirlik do nghi ngờ căn cứ này có tiếp tay cho vụ đảo chính vừa rồi.
Bekir Ercan (khoanh đỏ) bị bắt. Ảnh: Reuters |
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các phe đảo chính nhận được hỗ trợ quan trọng từ các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Incirlik. Căn cứ này nằm tại Adana, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, có ít nhất 2.500 quân nhân Mỹ đồn trú và là một trong những cơ sở quan trọng cho chiến dịch không kích IS của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Một nhóm người của căn cứ này được cho là có liên quan đến hoạt động tiếp liệu trên không cho tiêm kích F-16 của phe đảo chính khi cuộc binh biến diễn ra đêm 15/7 và sáng 16/7.
Mặc dù căn cứ này mở trở lại vào ngày 17/7, sau khi đóng cửa 24 giờ, nhưng quan chức quân sự hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây, tướng Bekir Ercan Van, đã bị bắt cùng 11 quân nhân khác và một cảnh sát.
F-16 đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đảo chính, được sử dụng để đe dọa những người ủng hộ chính phủ trên đường phố. Phe đảo chính đã sử dụng trực thăng để bắn những dân thường ủng hộ chính phủ và trụ sở cảnh sát tại thủ đô Ankara, các quan chức chính Nhĩ Kỳ cho biết.
Đêm ngày 15/7, một nhóm khoảng hơn 100 binh sĩ đc trang bị vũ trang cùng xe tăng và máy bay đã tiến vào trung tâm của Istanbul và Ankara để thực hiện đảo chính, họ tuyên bố đã chiến được chính quyền và giành quyền kiểm soát đất nước. Nhưng ngay trong đêm đó, tổng thống Erdogan cùng lực lượng ủng hộ đã dập tắt cuộc đảo chính này ngay lập tức.
Hơn 290 người thiệt mạng trong cuộc bạo loạn, 104 người trong số đó ủng hộ cuộc đảo chính, còn lại phần lớn là dân thường và cảnh sát. Hơn 6.000 người bị bắt vì có liên quan đến vụ việc.
Cuộc đảo chính được cáo buộc do các thành viên của tổ chức Gulen xúi giục do phe này muốn ngăn cản sự cầm quyền quá lâu của chính phủ và tống thống Erdogan. Đặc biệt là ngăn cản việc thông qua một dự luật mới về bầu cử đồng thời tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm trao thêm quyền lực cho tổng thống.
Các lãnh đạo thế giới tỏ ra hết sức lo ngại về cuộc đảo chính vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nước lớn như Nga, Mỹ đều lên tiếng phản đối hành động này. Ngoài ra, phía Mỹ còn cho biết các hoạt động của họ tại các căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch tiêu diệt IS sẽ vẫn diến ra bình thường.
Quý Vũ (Reuter)