Dưới đây là danh sách những nhà lãnh đạo thế giới còn đang giữ im lặng và chờ kết quả chính thức của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Nga Putin
Trong năm 2016, điện Kremlin đã gửi lời chúc mừng Tổng thống Donald Trump chỉ vài giờ sau khi người thắng cuộc được xướng danh. Tuy nhiên, năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại ông làm điều tương tự với ông Biden. Ngày 9/11, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ chờ kết quả bầu cử chính thức trước khi đưa ra bình luận.
Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã phá vỡ Chính sách lâu đời của Mỹ khi liên tục ca ngợi Putin, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chiến dịch của ông có liên quan đến việc Nga can thiệp bầu cử. Không thể mong đợi mối quan hệ ấm cúng tương tự từ Biden bởi ông coi sự can thiệp từ nước ngoài là "hành động đối nghịch".
Trump và Putin trò chuyện tại Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam năm 2017. Ảnh: CNN
Theo các chuyên gia, ông Biden sẽ đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong đối ngoại với Nga. Vào cuối tháng 10, ông gọi Nga là "mối đe dọa chính" đối với an ninh quốc gia trong cuộc trả lời phỏng vấn chương trình 60 Minutes của đài CBS. Khi ấy, phát ngôn viên Peskov đáp lại rằng Nga không đồng ý với những nhận định của Biden. Những lời lẽ như vậy chỉ làm tăng thêm "sự căm ghét đối với Liên bang Nga".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Mặc dù lúc tranh cử năm 2016, Trump có bài hùng biện chống Trung Quốc nhưng khi đắc cử ông vẫn nhận được Chủ tịch TẬp Cận Bình chúc mừng chiến thắng, kêu gọi một mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định trong tương lai.
Và trong khi ông Trump cùng ông Tập có một thời gian ngắn tạo dựng tình bạn tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Mỹ, quan hệ giữa 2 nước đã xấu đi trong bối cảnh chia rẽ vì thương mại, công nghệ, nhân quyền, đại dịch Covid-19...
Nhưng ngay cả trong bối cảnh đó, ông Tập cũng không nhanh chóng chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden. Chính phủ Trung Quốc ngày 9/11 đã bỏ qua các câu hỏi liên quan đến việc khi nào chúc mừng ông Biden. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này cho biết họ sẽ "làm việc theo thông lệ quốc tế".
Không khó để thấy tại sao Bắc Kinh lại do dự. Biden từng khoe khoang khả năng đối đầu Trung Quốc, ngược lại với Trump. Ông kịch liệt phản đối việc Trump ôm ông Tập. Bắc Kinh có lẽ cảm thấy không cần thỏa hiệp với chính quyền mới của Mỹ bởi ông Biden không khó đoán như Trump.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Với tư cách một ứng viên tổng thống, Trump đã ca ngợi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi ông xử lý một âm mưu đảo chính thất bại. Với tư cách là tổng thống, Trump đã thúc đẩy cuộc trưng cầu dân ý mang lại chiến thắng cho Erdogan. Nói tóm lại, khi Trump tại vị, Erdogan được toàn quyền làm những gì ông ấy muốn. Điều này sẽ không xảy ra dưới thời Biden.
Trump và Erdogan tham gai một cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng năm 2019. Ảnh: CNN
Phát biểu trên tờ The Weekly hồi năm ngoái, ông Biden bày tỏ lo lắng về Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ thực hiện "cách tiếp cận rất khác" với nước này.
Việc Trump rút quân khỏi khu vực khiến các đồng minh chống IS người Kurd tại Syria phải hứng chịu bước tiến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã khích lệ Erdogan. Kể từ đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bất chấp sự phẫn nộ của NATO để mua vũ khí từ Nga, hậu thuẫn các cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của Mỹ và châu Âu tại Trung Đông.
Ông Biden nói rằng Erdogan phải "trả giá" cho những hành động đó, kể cả việc liệu Mỹ có tiếp tục bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro
Lãnh đạo Brazil, người được mệnh danh là "Trump của vùng nhiệt đới" vì có nhiều nét tính cách chính trị giống với tổng thống Mỹ, hiện cũng đang giữ im lặng trước thất bại của Trump. Ông Bolsonaro và các con mình đã hy vọng Trump tái đắc cử. Con trai ông, Hạ nghĩ sĩ Eduardo Bolsonaro còn đặt câu hỏi về những lá phiếu dành cho Biden và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ năm nay.
Giống như Trump, Bolsonaro đã vận động tranh cửa dựa trên cơ sở phân cực, gây tranh cãi bằng những nhận xét lệch lạc, phân biệt chủng tộc và kỳ thị đồng tính. Ông cũng nhiều lần hạ thấp đại dịch Covid-19 ngay cả khi Brazil là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới.
Trước thất bại của Trump, ông Bolsonaro đã mất đi một đồng minh ngoại giao. Ông sẽ phải đối mặt với một tổng thống Mỹ có trong jtaam mới về nhân quyền và môi trường.
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador
Lãnh đạo Mexico đã đưa ra một tuyên bố thận trọng về bầu cử Mỹ, trong đó không nhắc đến Biden là người thắng cuộc. Ông nói cần đợi đến khi các thách thức pháp lý đối với việc kiểm phiếu kết thúc. "Chúng tôi sẽ đợi tất cả những thách thức pháp lý được giải quyết. Chúng tôi không muốn liều lĩnh, không muốn hành động khinh suất. Chúng tôi muốn tôn trọng quyền tự quyết của người dân và các quyền của họ", ông López Obrador phát biểu trên truyền hình.
Ông Trump và ông López Obrador phát biểu trước truyền thông tại Nhà Trắng hồi tháng 7. Ảnh: CNN
López Obrador đã tạo dựng một mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Mỹ trong vài năm qua, ngay cả khi đối mặt với những lời lẽ mang tính phân biệt chủng tộc và bắt nạt kinh tế từ Trump. Việc ông López Obrador miễn cưỡng chúc mừng Biden có thể làm tổn hại đến tình bạn đó.
Động thái của lãnh đạo Mexico cũng là tiếp nối truyền thống đối ngoại của nước này, chủ động tránh bình luận về công việc của nước khác. Phát biểu thêm, ông López Obrador nói: "Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với cả 2 ứng viên. Tổng thống Trump đã rất tôn trọng chúng tôi và chúng tôi đạt được một số thỏa thuận tốt. Chúng tôi cảm ơn ông ấy vì ông không phải là người can thiệp. Ứng viên Biden cũng tương tự như vậy. Tôi đã biết ông ấy hơn 10 năm".