Quân đội Mỹ chưa có lệnh sẵn sàng can thiệp vào Venezuela
Chúng tôi luôn xem xét mọi phương án và kế hoạch ứng phó khẩn cấp đang có. Nhưng về mệnh lệnh triển khai quân như các ngài đang thảo luận thì chúng tôi chưa nhận được", Trợ lý thứ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh quốc tế Kathryn Wheelbarger hôm nay phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, sau khi được hỏi về khả năng quân đội Mỹ nhận chỉ thị chuẩn bị lực lượng can thiệp vào Venezuela.
Tuyên bố của quan chức Lầu Năm Góc được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua để ngỏ khả năng Mỹ can thiệp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng Venezuela, sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido phát động một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nhưng bất thành.
Vài giờ sau phát biểu của Pompeo, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho biết Washington đã lên kế hoạch chi tiết cho tình hình căng thẳng ở quốc gia Nam Mỹ này, nhưng ông và nhiều quan chức Mỹ khác vẫn đề cao giải pháp ngoại giao và kinh tế nhằm gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Maduro, thay vì dùng biện pháp quân sự để thay đổi chế độ.
Tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết quân đội Mỹ đang tập trung vào nỗ lực thu thập tin tức tình báo và sẵn sàng ứng phó nếu có lệnh từ Tổng thống Donald Trump. Dù vậy, ông nhấn mạnh quân đội Mỹ nên hành động theo phương án giúp tăng cường quan hệ đối tác với các nước Nam Mỹ, vốn phản đối kịch bản Washington can thiệp quân sự.
Biểu tình bạo lực nổ ra ở thủ đô Caracas ngày 30/4 khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, người hồi tháng 1 tự nhận là tổng thống lâm thời, xuất hiện trong video kêu gọi quân đội lật đổ Tổng thống Maduro. Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza cáo buộc vụ đảo chính "được chỉ đạo trực tiếp từ Washington" và gọi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence là "kẻ cầm đầu âm mưu đảo chính".
Cựu sĩ quan CIA nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc
erry Chun Shing Lee, 54 tuổi đã thừa nhận những tội danh nghiêm trọng nhất trong số 3 cáo buộc mà ông phải đối mặt. "Tôi đã âm mưu thu thập và bán các thông tin mật cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", Lee nói với thẩm phán T.S. Ellis hôm 1/5.
Để có được lời nhận tội này, các công tố viên tại Tòa án quận Hoa Kỳ ở Alexandria, Va đã đồng ý bỏ hai tội nhẹ hơn là giữ lại tin mật sau khi rời CIA.
Thỏa thuận điều đình yêu cầu mức án tối thiểu cho ông này là 21 năm. Nhưng thẩm phán Ellis nhấn mạnh đây chỉ là một khuyến nghị và ông được áp dụng bản án mình thấy phù hợp khi Lee bị kết án vào ngày 23/8. Hình phạt tối đa cho Lee sẽ là tù chung thân.
Lee làm nhân viên CIA tại Trung Quốc và các nơi khác từ năm 1994 đến 2007. Sau khi từ chức, ông này định cư tại Hong Kong và trở thành một doanh nhân.
Công tố viên Neil Hammerstrom cho biết Lee đã gặp các quan chức tình báo Trung Quốc vào năm 2010 và sau đó nhận được hàng trăm ngàn đô la chuyển vào tài khoản ngân hàng của ông ở Hong Kong trong 3 năm tiếp theo.
Theo báo cáo của truyên thông và các cựu quan chức CIA, từ 2010-2012, hàng chục công dân Trung Quốc bí mật hợp tác với CIA đã bị bắt và bị chính quyền Trung Quốc bỏ tù hoặc tử hình.
Rò rỉ thông tin về Huawei, Bộ trưởng Quốc phòng Anh mất chức
Theo BBC, ngày 1/5, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã bị sa thải sau cuộc điều tra vụ rò rỉ thông tin tại cuộc họp bí mật của chính phủ Anh về tập đoàn công nghệ Huawei.
Ông Williamson giữ chức bộ trưởng quốc phòng từ năm 2017. Phố Downing cho biết bà Penny Mordistic, thư ký phát triển quốc tế Eurosceptic, sẽ đảm nhiệm vị trí này.
Trong thư gửi ông Williamson, Thủ tướng Theresa May nói rằng bà "không còn có thể tin tưởng hoàn toàn" vào ông Williamson sau cuộc điều tra.
Bà May nói rằng có "bằng chứng thuyết phục" cho thấy "trách nhiệm của ông Williamson đối với việc tiết lộ trái phép thông tin" từ Hội đồng An ninh Quốc gia.
Bà May cho biết vụ rò rỉ thông tin từ cuộc họp ngày 23-4 là "một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và gây thất vọng sâu sắc" theo BBC. "Không có lời giải thích khác đáng tin cậy để nói về vụ rò rỉ này đã được xác định này".
Vụ rò rỉ xảy ra trong bối cảnh Brexit bị thúc đẩy khi chính phủ Anh suy yếu vì không thể đưa Anh rút khỏi EU. Nhiều bộ trưởng đang cũng cố vị thế để thay thế bà May bằng cách nâng cao áp lực từ báo chí.
Quốc vương Thái Lan tuyên bố kết hôn trước lễ đăng quang
Ngày 1/5, hoàng gia Thái Lan tuyên bố vị quốc vương 66 tuổi "đã quyết định sắc phong Tướng Suthida Vajiralongkorn Na Aydhaya, hoàng phi của mình, thành Nữ hoàng Suthida. Bà sẽ giữ tước hiệu và thân phận hoàng gia và là một phần của hoàng gia".
Tuyên bố nói thêm rằng nhà vua đã "thực hiện lễ cưới hoàng gia với Tướng Suthida Vajiralongkorn Na Aydhaya theo luật pháp và truyền thống hoàng gia theo đúng trình tự".
Đức vua Vajiralongkorn lên ngôi sau cái chết của cha mình năm 2016, trở thành Vua Rama X. Ông là thành viên thứ 10 của triều đại Chakri, trị vì Thái Lan kể từ khi vua Rama I lên ngôi năm 1782.
Lễ đăng quang của nhà vua Thái Lan dự kiến diễn ra vào ngày 4/5 và sẽ kéo dài cho tới ngày 6/5.
Đây là cuộc hôn nhân thứ tư của vua Vajiralongkorn. Trước đó, ông đã kết hôn với bà Soamsawali Kitiyakara vào năm 1977, Yuvadhida Polpraserth năm 1994 và Srirasmi Suwadee năm 2001. Ông có hai con gái và 5 con trai nhưng chỉ một trong số này được chính thức công nhận là hoàng tử.
Hé lộ sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Mỹ năm 2019
Theo Sputnik, bất chấp việc Bộ Năng lượng Mỹ từ chối cung cấp số liệu, nhóm các nhà khoa học hạt nhân đã công bố bản báo cáo lực lượng hạt nhân Mỹ năm 2019.
Cụ thể, tổ chức phi lợi nhuận này ước tính Mỹ có 3.800 đầu đạn hạt nhân, 1.300 trong số đó là trang bị cho tên lửa đạn đạo, 300 đầu đạn đặt trong các máy bay ném bom chiến lược rải rác khắp châu Âu, 150 đầu đạn được coi như vũ khí hạt nhân chiến thuật và 2.050 đầu đạn dự trữ.
Tổng cộng Mỹ có khoảng 6.185 đầu đạn hạt nhân, cất giữ tại 24 địa điểm ở 11 bang, và 5 quốc gia châu Âu. Trong số này, 2.385 đầu đạn sẽ được loại bỏ dần trước năm 2030.
Các nhà khoa học Mỹ hồi tháng trước đã chỉ trích dữ dội quyết định của Bộ Năng lượng, khi không công bố báo cáo chi tiết về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, như thông lệ trước đây.
Theo các nhà khoa học, việc minh bạch Chính sách hạt nhân là điều cần thiết và để “tránh nghi ngờ hay hiểu lầm về kho vũ khí hạt nhân Mỹ”.
Theo hiệp ước START, do Nga và Mỹ ký năm 2010, hai cường quốc hạt nhân này thống nhất không trang bị quá 700 vũ khí hạt nhân cho tên lửa và máy bay ném bom, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng vũ khí hạt nhân.
Theo thống kê, ngoại trừ Mỹ và Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn hơn 1.000, các quốc gia khác như Pháp, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Ấn Độ, Israel và Triều Tiên chỉ sở hữu lần lượt 300, 280, 215, 140-150, 130-140, 80 và 10-20 đầu đạn hạt nhân.