Tin mới

Trắng đêm ngăn lũ tại hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc

Thứ ba, 21/07/2020, 15:18 (GMT+7)

Vào đêm nước hồ Bà Dương dâng kỷ lục, 700-800 người tập trung trên đê để chất những bao cát, củng cố cấu trúc và tuần tra những vết rò rỉ. Mùa mưa lũ còn kéo dài, số phận con đê lúc nào cũng "ngàn cân treo sợi tóc".

Anh Yu Zhongdai mang một bao cát nặng, đặt xuống bờ đê phía đông Đông Thắng để ngăn nước tràn vào. Thủy triều cao và cần phải có nhiều bao cát hơn nữa. "Tôi đã chiến đấu với lũ lụt ở đây hơn 2 tuần", anh Yu, 33 tuổi chia sẻ. Yu là một đảng viên Trung Quốc, phó chủ tịch thị trấn Xingang, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Thị trấn này nằm giữa hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc và sông Dương Tử - đường thủy dài nhất đất nước.

Ảnh chụp từ trên không vào ngày 12/7 cho thấy đê Nankang của hồ Bà Dương tại thành phố Lư Sơn, tỉnh Giang Tây. Lúc này, hồ Bà Dương đã trải qua đêm thứ 7 liên tiếp mực nước cao kỷ lục. Ảnh: Tân Hoa xã

Trung Quốc đã bước vào mùa mưa. Kể từ tháng 6, những trận mưa lớn liên tục đã tàn phá phần lớn miền nam Trung Quốc. Nước của nhiều con sông tại những khu vực bị ảnh hưởng đã vượt mức cảnh báo. Phía bắc tỉnh Giang Tây đã trải qua những trận mưa lớn kể từ ngày 6/7, mực nước của các hồ địa phương dâng cao đáng kể. "Vào ngày 12/7, mực nước tại hồ Bà Dương đã vượt mức đảm bảo là 22,43m, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho làng Yangjiachang ở vùng lân cận", anh Yu cho biết. Trong tình hình này, anh Yu đã lãnh đạo người dân địa phương giúp ngăn chặn lũ lụt trên bờ đê Đông Thắng đối diện với hồ.

Hồ Bà Dương lấy nước từ một vài con sông ở Giang Tây và nước hồ chảy vào sông Dương Tử. Nước sau đó sẽ đổ ra phía đông ra biển. Là một điểm tiếp hợp, hồ có chức năng điều chỉnh mực nước các sông trong mùa hạn hán và lũ lụt. "Khi lũ lụt xảy ra ở sông Dương Tử, nước lũ chảy vào hồ Bà Dương. Những gì chúng tôi làm là đảm bảo cho bờ đê được an toàn và chống lại nước lũ dâng lên tràn vào làng", anh Yo nói.

>> Xem thêm: Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc vỡ đê, nước lũ ồ ạt nhấn chìm khu dân cư

Đê nam Đông Thắng dài khoảng 3km. Anh Yu tuần tra từ ngày đến đêm để ngăn chặn bất cứ vết rò rỉ nào. "Nếu chúng tôi phát hiện bất cứ vết nước bùn nào chảy ra từ phía sau đê, chúng tôi sử dụng các vật liệu hấp thụ nước để che phủ nó, đào những đường nước nhỏ tại chỗ đển ước chảy ra. Chỉ cần chúng tôi giữ được bùn ở trong cấu trúc là được", anh nói.

Anh Yu nói rằng những vết rò rỉ nhỏ là rất phổ biến bởi cấu trúc này có bùn ở đáy, nước có thể thấm qua. "Những động vật như tôm càng và lươn có thể đào lỗ trên cấu trúc và áp lực từ hồ cũng đẩy nước qua các lỗ. Nếu một lỗ rò rỉ có đường kính dưới 5cm, chúng tôi tự xử lý, nếu không chúng tôi sẽ gửi chuyên gia đến ngay lập tức".

Tuần tra bờ đê nghĩa là phải đi bộ giữa cái nóng như thiêu như đốt và những cơn gió mạnh, nhưng anh Yu cho biết điều quan trọng là giữ an toàn cho người dân. Đối với anh, ngày khó quên nhất là đêm 12/7 khi nước từ hồ dâng lên đáng kể tạo thành những đượt sóng đánh liên tục vào bờ đê. "Có 700-800 người trên đê đêm đó để chất các bao cát củng cố thêm cấu trúc. Thật đau khi sóng vỗ vào mặt chúng tôi", anh Yu nhớ lại. Những chiến binh chống lũ bắt đầu công việc vào buổi chiều và không nghỉ ngơi cho đến sáng hôm sau. "Hiện tại, chúng tôi đang thiếu nhân lực để chống lũ lụt. Nhưng tôi nghe nói nhiều công nhân nhập cư đã trở lại để giúp đỡ, vậy thì nó sẽ dễ dàng hơn".

Mực nước tại trạm thủy văn Xingzi của hồ Bà Dương đã vượt mức kỷ lục hôm 12/7. Ảnh: Tân Hoa xã 

Là một quan chức, một nhiệm vụ quan trọng khác đối với Yu là sơ tán người dân địa phương. Theo anh thì điều này không dễ dàng. "Khi nước tới mức cảnh báo, chúng tôi cần tăng cường tuần tra, nhưng khi nó vượt khỏi mức an toàn, dân làng cần được sơ tán". Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương không muốn rời đi. "Ở làng Yangjiachang, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Rất nhiều người lớn tuổi không muốn rời đi bởi họ muốn trông coi đồ đạc của mình, hoặc bởi họ không có họ hàng, bè bạn để chuyển đến nếu di dời", Yu nói.

Một số người cao tuổi từ chối sơ tán bởi họ hạ thấp mối nguy hiểm. Họ tin rằng những người tuần tra đê sẽ giữ họ được an toàn. "Vì vậy chúng tôi yêu cầu mọi người sẵn sàng di dời đến thuyết phục người không muốn đi. Đồng thời đề nghị con cháu nói chuyện chuyện với những người này để họ tránh được nguy hiểm". Cuối cùng thì biện pháp này cũng đã có hiệu quả, dân làng đã chuyển đến tái định cư trong thành phố.

>> Xem thêm: Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc sắp tràn bờ, chính quyền cảnh báo loạt thảm họa

Anh Yu nói rằng cuộc chiến chống lũ hiện đang là khó khăn nhất trong những năm gần đây bởi mực nước trong hồ Bà Dương đã đạt đến mức cao trong lịch sử. Người đàn ông này cho rằng mọi người sẽ còn phải nỗ lực hết sức bởi lũ có thể kéo dài đến đầu hoặc giữa tháng 8.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news