Tin mới

Trump sẽ công nhận kết quả bầu cử nếu giành thắng lợi

Thứ sáu, 21/10/2016, 12:36 (GMT+7)

Ứng viên tổng thống Donald Trump cho biết vào thứ năm rằng ông sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử ngày 08/11 nếu "tôi giành chiến thắng" - lập trường này của ông sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho đảng Cộng Hòa trong kế hoạch duy trì kiểm soát Quốc hội.

Ứng viên Tổng thống Donald Trump cho biết vào thứ năm rằng ông sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử ngày 08/11 nếu "tôi giành chiến thắng" - lập trường này của ông sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho đảng Cộng Hòa trong kế hoạch duy trì kiểm soát Quốc hội.

Việc ông Trump từ chối cam kết chấp nhận kết quả bầu cử là nhận xét nổi bật của cuộc tranh luận tổng thống thứ ba và cuối cùng giữa Trump và đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton vào tối thứ Tư. Nó còn gây nhiều chú ý hơn so với những cáo buộc rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận nhằm chống lại ông.

Trump "mập mờ" về chuyện chấp nhận kết quả bầu cử. Ảnh: Reuters

Việc "mập mờ" trong chuyện công nhận kết quả bỏ phiếu cũng là tâm điểm mới nhất trong cuộc chạy đua gay cấn giữa hai đối thủ trong cuộc bỏ phiều diễn ra sau 3 tuần nữa.

Hillary đã gọi phát biểu này của Trump là "kinh hoàng".

Tổng thống Barack Obama hôm qua cũng đã công kích Trump trong một buổi vận động ở Miami Gardens, Florida, cho bà Clinton và nghị sĩ Patrick Murphy, người đang cố gắng lật đổ Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, một người ủng hộ Trump.

"Đó là điều nguy hiểm. Bởi vì khi bạn cố gắng gieo những hạt giống của sự nghi ngờ trong tâm trí của người dân về tính hợp pháp của cuộc bầu cử, đó là việc làm phá hoại nền dân chủ của chúng ta. Đó chẳng khác gì bạn đang làm việc cho kẻ thù của chúng ta", ông Obama nói.

Trump đã "sửa đổi" lại phát biểu của mình tại một cuộc mít tinh ở Ohio vào ngày thứ Năm, chính xác hơn, đó giống một sự bổ sung hơn là sự sửa đổi.

"Tôi muốn hứa và cam kết với tất cả các cử tri, những người ủng hộ tôi và cho tất cả người dân của Hoa Kỳ, rằng tôi sẽ hoàn toàn chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vĩ đại và mang tính lịch sử này... nếu tôi giành chiến thắng," ông nói.

Ông nói thêm rằng ông sẽ chấp nhận một "kết quả bầu cử minh bạch," nhưng bảo lưu quyền phản đối đưa ra một thách thức pháp lý trong trường hợp ông thấy kết quả có vấn đề.

Với việc tỉ lệ ủng hộ Trump đang sụt giảm trong các cuộc thăm dò ý kiến, mục tiêu trọng tâm trong cuộc bầu cử ngày 8/11 tới của đảng Cộng Hòa sẽ là làm sao để có thể giữ phần lớn số ghế của họ tại Thượng viện và thậm chí cả lợi thế lớn của họ trong Hạ viện.

Thượng nghị sĩ John McCain của Arizona, người thất cử tổng thống năm 2008 cho biết việc chấp nhận kết quả bầu cử là "phong cách Mỹ".

"Tôi không thích kết quả của cuộc bầu cử năm 2008. Nhưng tôi có bổn phận phải thừa nhận, và tôi đã làm như vậy mà không có sự miễn cưỡng nào," ông McCain, người đang vận động cho cuộc đua tái tranh cử vào Thượng viện, cho biết trong một tuyên bố.

"Một sự nhượng bộ không chỉ là một biểu hiện của sự nhân từ. Đó là một hành động tôn trọng ý nguyện của người dân Mỹ,  sự tôn trọng đó là trách nhiệm đầu tiên mà mỗi nhà lãnh đạo của Mỹ phải thực hiện."

Ông Trump đã rút lại sự ủng hộ Trump trong cuộc đua tổng thống năm nay.

Khi được hỏi vào tối thứ tư rằng liệu ông có cam kết một sự chuyển đổi quyền lực hòa bình, Trump, một doanh nhân chuyển qua chính trị, trả lời: "Bạn sẽ biết câu trả lời tại thời điểm đó. Tôi sẽ làm bạn hổi hộp. OK? "

Chuyển giao quyền lực

Tuyên bố của Trump là điều khiêu khích nhất trong một cuộc tranh luận đầy sự giận dữ của cả hai bên. Tuyến bố này của Trump đã làm báo chí Hoa Kỳ đặt ra câu hỏi về cam kết của Trump cho một quá trình chuyển đổi quyền lực hòa bình, một nền tảng của nền dân chủ Mỹ.

Clinton cáo buộc Trump là con rối của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trump gọi Clinton là "người phụ nữ kinh tởm" và là một tên tội phạm, người nên bị cấm không được tham gia tranh cử. Họ cũng không bắt tay nhau khi cuộc tranh luận bắt đầu cũng như khi kết thúc.

Vào đêm thứ hai ứng cử viên xuất hiện cùng nhau tại một bữa ăn tối Từ thiện chính thức tại New York và hai người đã bắt tay tại đó sau khi đọc những bài diễn thuyết nhằm bôi nhọ lẫn nhau.

Lần bắt tay mới nhất của Trump và Clinton. ẢNh: Reuters

"Ngay trước khi tôi bước lên bục phát biểu, Hillary vô tình va vào tôi, và cô ấy rất nhã nhặn nói, 'tha thứ cho tôi", Trump nói đùa. "Và tôi rất lịch sự đáp lại, hãy để tôi nói với bà câu đó sau khi tôi bước vào phòng Bầu Dục".

Clinton phát biểu sau Trump tại bữa tiệc, bà cũng nói nhiều câu bông đùa trong bài phát biểu đó. "Tôi không nghĩ ông ấy sẽ ok với một sự chuyển đổi quyền lực hòa bình," bà nói.

Tuy nhiên, chương trình đó hài hước không phải là chuẩn mực.

Đảng Dân chủ đã lợi dụng phát biểu của Trump để đẩy những thành viên đảng Cộng hòa đang chạy đua vào Quốc hội vào những tình huống khó xử.

"Bạn có tán thành với Donald Trump trong việc đặt câu hỏi về kết quả của cuộc bầu cử?", đại diện đảng Dân chủ tại Nevada hỏi trong một thông cáo nhắm vào ứng viên Cộng hòa Joe Heck. Heck đang ganh đua gay gắt với ứng viên đảng Dân chủ Catherine Cortez Masto cho một ghế tại Thượng viện bị bỏ trống sau khi lãnh đạo đảng Dân chủ Harry Reid nghỉ hưu.

Những phát biểu của Trump không làm những người ủng hộ ông lo lắng.

Marion Fields, 48 ​​tuổi, một người Dân chủ nhưng lại ủng hộ Trump, cho biết ông không nghĩ việc "nhượng bộ" sẽ là một vấn đề bởi vì Trump sẽ giành chiến thắng. Khi được hỏi Trump nên làm gì nếu thua cuộc, Fields nói: "Sau khi kết quả được công bố, bạn phải là một người chuyên nghiệp và biết thừa nhận."

Một cuộc thăm dò của CNN / ORC cho biết 52% người Mỹ nghĩ rằng Clinton đã chiến thắng trong cuộc tranh luận thứ 3, đến 39% cho rằng chiến thắng thuộc về Trump.

Một nhà tài trợ cho Trump là nhà đầu tư năng lượng Dan Eberhart nói Trump thắng. Ông không đồng ý với một số phát biểu của Trump, nhưng vẫn ủng hộ ứng viên tỷ phú.

"Tôi nghĩ rằng các Chính sách của Hillary và thành tích bà ấy không phải là điều mà đất nước này cần trong vòng bốn năm tới. Và đó là lí do tại sao tôi hỗ trợ Trump," Eberhart nói.

Quản lý chiến dịch Trump, Kellyanne Conway vào thứ năm đã lên tiếng bảo vệ Trump, ông nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông đã "cảnh báo mọi người" về những vi phạm có thể xảy ra trong bầu cử.

Trump đã không cung cấp được bằng chứng cụ thể để minh lời tuyên bố có gian lận trong chuyện bỏ phiểu, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ, được điều hành bởi các tiểu bang, là rất minh bạch.

Trump đã đưa ra cáo buộc rằng cuộc bầu cử đang bị gian lận trong bối cảnh một video cho thấy ông khoe khoang về hành vi sờ xoạng phụ nữ xuất hiện cách đây hai tuần.

Một người phụ nữ vào thứ năm tại một cuộc họp báo ở Manhattan đã tố cáo bị Donald Trump tấn công tình dục, đây là người phụ nữ thứ 10 tố cáo Trump về tội danh này. Người phụ nữ này xuất hiện cùng với luật sư Gloria Allred, một người ủng hộ bà Clinton, người chuyên đại diện cho phụ nữ trong các trường hợp bị cáo buộc tấn công.

Phát ngôn viên của chiến dịch Trump Jessica Ditto gọi là cuộc họp báo đã bị "điều phối, sắp xếp" bởi Allred.

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, một nhà vận động mạnh mẽ cho bà Clinton, đã đưa ra những chỉ trích Trump trong cuộc vận động mới nhất của bà Clinton ở Arizona.

"Người đàn ông đứng đắn không hạ thấp phụ nữ. Và chúng ta không nên chịu đựng hành vi này từ bất kỳ người đàn ông nào, hãy tránh xa người đàn ông đang muốn trở thành tổng thống, "bà nói.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news