Tin mới

Trứng gà hay trứng vịt tốt hơn, trẻ em nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi tuần?

Thứ sáu, 09/06/2023, 19:26 (GMT+7)

Nhiều người thích ăn trứng gà cho rằng trứng gà bổ dưỡng và tốt hơn trứng vịt. Trứng gà hay vịt đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Năm 2015, Chính phủ Mỹ công bố Cẩm nang hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2015-2020 (DGA). Trong đó, đáng chú ý nhất chính là thông tin không có giới hạn về việc ăn trứng trong các bữa ăn. Vì thế, món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều trên mâm cơm hàng ngày của nhiều gia đình.

Trứng là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhờ cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao (tỷ lệ hấp thu cao) từ lòng trắng trứng, cùng nhiều chất béo, vitamin A, vitamin D, phospho, chất sắt và kẽm… từ lòng đỏ.
Trứng là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhờ cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao (tỷ lệ hấp thu cao) từ lòng trắng trứng, cùng nhiều chất béo, vitamin A, vitamin D, phospho, chất sắt và kẽm… từ lòng đỏ.

Trứng là nguồn tự nhiên có ít nhất 13 loại vitamin và khoáng chất, cùng với các chất chống oxy hoá lutein, zeaxanthin và axit béo omega-3 dài.

Ngoài ra, trứng còn chứa chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các axít béo no, axít béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol... Hơn thế nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối. Hiện nay, các bà nội trợ chủ yếu sử dụng và trứng gà và trứng vịt. Và từ đó cũng xuất hiện câu hỏi loại trứng nào tốt cho sức khỏe hơn.

Nhiều người thích ăn trứng gà, cho rằng trứng gà bổ dưỡng hơn trứng vịt. Thế nhưng điều này có chính xác không? Hãy so sánh những thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt và trứng gà.

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

So sánh thành phần dinh dưỡng giữa trứng gà và trứng vịt

Theo chuyên gia dinh dưỡng Jo Lewin của Tổ chức phi lợi nhuận về dinh dưỡng Food Partnership (Anh), một quả trứng vịt chứa gần 130 đơn vị calo. Con số này cao gấp đôi lượng calo trong trứng gà do kích thước của trứng vịt cao hơn trứng gà khoảng 30%.

Trứng vịt và trứng gà tương đương nhau về hàm lượng carbohydrate (bao gồm đường, tinh bột và chất xơ ). Còn xét về hàm lượng protein, chất béo và cholesterol, trứng vịt đều nhiều hơn trứng gà.

Thành phần dinh dưỡng giữa trứng gà và trứng vịt.
Thành phần dinh dưỡng giữa trứng gà và trứng vịt.

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Robin Plotkin tại NewYork (Mỹ) cho biết trứng vịt cũng cung cấp nguồn omega-3 nhiều hơn, có thể giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Trứng vịt thường tươi lâu hơn do vỏ trứng dày hơn.

Xét về mặt dinh dưỡng, trứng gà và trứng vịt đều có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, nếu muốn ăn trứng hàng ngày, mọi người nên chọn trứng gà vì loại trứng này có ít calo và cholesterol hơn. Những người không thể ăn trứng gà do dị ứng, có thể chọn trứng vịt.

Còn nếu thỉnh thoảng mới ăn trứng, trứng vịt là một lựa chọn hoàn hảo vì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Và trường hợp bạn đang có vấn đề về cholesterol, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Để phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn trứng không nên cho trẻ ăn trứng sống hay chín tái.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn trứng không nên cho trẻ ăn trứng sống hay chín tái.

Trẻ em nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi tuần?

Bác sỹ Trần Thị Hồng Loan - Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood, cho biết, xét về mặt dinh dưỡng, mỗi loại trứng đều có Công dụng riêng đối với sức khỏe. Do hàm lượng chất béo trong trứng cao nên số lượng trứng ăn sẽ thay đổi tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-8 tháng: nên tập ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà mỗi lần và 2 - 3 lần/tuần.

Trẻ 9-12 tháng: nên ăn 1 lòng đỏ trứng gà nhỏ mỗi lần và 2 - 3 lần/tuần.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên: nên tập ăn cả lòng trắng trứng và có thể ăn 3 - 4 trứng gà mỗi tuần.

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng từ 1 tuổi trở lên: có thể cho trẻ ăn trứng 1 quả/ngày để bổ sung thêm dưỡng chất, giúp trẻ mau phục hồi.

Cũng theo bác sĩ Loan, do trứng sau khi đẻ ra thường tiếp xúc với phân và chất thải nên có nhiều vi khuẩn bên ngoài vỏ, thậm chí vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong lòng trắng hay vào cả lòng đỏ nếu trứng không mới. Vậy nên để phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn trứng không nên cho trẻ ăn trứng sống hay chín tái.

Tổng hợp từ BBCgoodfood, Countrysidenetwork,...

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news