Tin mới

Trung Quốc sẽ thất bại trên biển Đông

Thứ năm, 31/07/2014, 15:36 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trung Quốc chắc chắn phải nhận ra rằng, những hành động hiếu chiến phải trả những cái giá xứng đáng bằng danh dự và chiến lược của họ. >> Trung Quốc: Mỹ “đừng nhúng tay” vào biển Đông >> Tại Quảng Châu, Bill Clinton chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề biển Đông >> Châu Á “nín thở” dõi theo tham vọng của Trung Quốc

(Tinmoi.vn) Trung Quốc chắc chắn phải nhận ra rằng, những hành động hiếu chiến phải trả những cái giá xứng đáng bằng danh dự và chiến lược của họ.


Đã 75 ngày kể từ ngày 2/5 Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan trị giá 1 tỷ USD HYSY-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Dự kiến giàn khoan sẽ đóng tại khu vực này đến ngày 15/8, nhưng mới đến ngày 15/7, Trung Quốc đã thông báo rằng giàn khoan đã hoàn thành nhiệm vụ và chuyển tiếp đến đảo Hải Nam. Việc rút giàn khoan là đơn phương và là động thái bất ngờ.

Tương tự như các cuộc khủng hoảng khác, sự kiện này cũng là một cuộc chiến của các ý chí. Nếu quyền lực là chìa khóa để chiến thắng trong một cuộc đụng độ quốc tế, sự kiên quyết cũng quan trọng không kém. Bên nào có quyết tâm hơn sẽ có thể chiến thắng ngay cả khi phe đó yếu hơn.Trong cuộc chiến trên biển Đông, các bên đều muốn thử thách xem, ai sẽ là người “bỏ cuộc” trước.

Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra trước một tháng so với kế hoạch-hành động không chứng tỏ sự quyết tâm của họ. Vậy, Trung Quốc đã “thảm bại” trước trên biển Đông? Giải nghĩa sâu sắc câu hỏi này không chỉ làm sáng tỏ quyết định của Trung Quốc, mà cũng tìm kiếm những bài học giá trị để đối phó với sự hiếu chiến của Bắc Kinh. Ngoài rất nhiều lý giải, dưới đây là hai khả năng có thể xảy ra nhất.

Thiên nhiên nổi giận

Lý do đơn giản đầu tiên, cấp bách nhất giải thích việc Trung Quốc di rời giàn khoan là do thời tiết xấu. Trước khi rút “cỗ máy” một ngày, thời tiết ở khu vực biển Đông nổi sóng, cảnh báo siêu bão Rammasun đang đến gần. Được đánh giá là “siêu bão”, Ramasun được dự đoán sẽ tràn vào đất liền vào hòn đảo Hainan gần đó trong vòng ba ngày, từ ngày 18/7. Mặc dù phía tây nam Quần đảo Hoàng Sa, nơi giàn khoan được đặt, được dự báo là không nằm trên hướng đi của bão Rammasun, không ai đoán được cơn bão tàn khốc sẽ tàn phá đến công trình, tàu bè và con người ở khu vực này như nào. Mặc dù 981 được cho biết là có thể chống chịu lại các cơn siêu bão uy lực, nhưng vẫn quá mạo hiểm để vẫn giữ giàn khoan và những tàu hộ tống bám trụ ở giữa đại dương trong tình hình thời tiết xấu.

Trung Quốc phải đối mặt với hai lựa chọn. Một là đưa giàn khoan ra xa về phía Nam để tránh hướng đi của cơn bão. Lựa chọn này sẽ đặt giàn khoan tiến sâu hơn vào vùng EEZ của Việt Nam và đặt hạm đội bảo vệ giàn khoan phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa lớn hơn trong bối cảnh phản đối dữ dội từ Việt Nam gia tăng. Một lựa chọn nữa là di chuyển giàn khoan về gần bờ biển Trung Quốc và ra khỏi vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Điều này sẽ sẽ cho phép giàn khoan được neo tại khu vực nước nông hơn, khi đó yêu cầu một số lượng lớn tàu đi cùng để bảo vệ cũng không cần thiết nữa. Trung Quốc đã lựa chọn phương án thứ hai, ít mạo hiểm hơn, sau đó thông báo giàn khoan đã hoàn thành nhiệm vụ. Thông báo này cũng là lựa chọn tốt hơn cho phía Trung Quốc. Đưa ra tuyên bố tạm thời rút giàn khoan tức là cũng có thể có nghĩa là sẽ trở lại ngay sau cơn bão. Lần trở lại, Trung Quốc có thể bị thách thức bởi đông đảo tàu của Việt Nam, và Trung Quốc có thể đành liều bị mất thể diện bằng cách không đặt giàn khoan ở cùng một nơi như trước.

Đó có phải là kết quả của sự thừa nhận của Trung Quốc rằng cuộc khủng hoảng trên biển Đông đã đạt đến giới hạn của nó?

"Lát cắt salami" dày hơn

Hành động của Trung Quốc có ý nghĩa nhất nếu nhìn vào chiến thuật “lát cắt salami” (Được hiểu là chính sách chia nhỏ, cắt lát để trị hay còn gọi là chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa – PV). Đây là phương pháp nổi bật của Bắc Kinh nhằm biến những tuyên bố về lãnh thổ và thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông thành sự thật. Điểm then chốt trong chiến thuật “lát cắt salami” là cân bằng một cách tinh tế sự quyết liệt và sự kiểm soát để những hành động của bạn đủ để thay đổi thực tế nhưng không đủ sức mạnh để khiến đối thủ dứt khoát chống lại bạn. Có rất nhiều lý do để cho rằng việc cân bằng tinh tế này đã đạt đến giới hạn cao nhất của nó và siêu bão Rammasun cho Trung Quốc là lời giải thích tốt và giảm căng thẳng mà không khiến Trung Quốc bị mất thể diện.

Sự xuất hiện của giàn khoan HYSY-981 trong vùng EEZ của Việt Nam đã gây ra cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất ở Đông Nam Á từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh. Việc Trung Quốc bắt nạn các quốc gia hàng xóm quá hiếu chiến và dai dẳng khiến phản ứng của dư luận thế giới đối với Trung Quốc ngày càng xấu hơn.

Ngoài phản đối quyết liệt từ Việt Nam, tại Mỹ vào ngày 10/7, Thượng viện đã nhất trí thông qua một giải pháp chỉ trích những hành động cưỡng ép và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng với các lực lượng hải quân. Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông “tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cho sự tự do hàng hải và  luật pháp quốc tế về biển và không phận trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nghị quyết cũng đề cập đến Chính sách của Mỹ ủng hộ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phản đối các tuyên bố vi phạm các quyền, tự do và luật biển.” Một nhà lập pháp có ảnh hưởng của Mỹ và các học giả kêu gọi cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc. Ví dụ là một bài báo có tựa đề “Những vấn đề gia tăng về lãnh thổ của Trung Quốc phải được Mỹ thông qua” của tác giả Michèle Flournoy và Ely Ratner đăng trên báo Washington Post. Một ví dụ khác là chủ tịch của Ủy ban tình báo Nhà Trắng Mike Rogers nói, Mỹ phải phản ứng quyết liệt hơn với những tuyên bố lãnh thổ của Trung quốc và phải tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho các đối tác và đồng minh.

Tóm lại, xu hướng có thể thấy như trên khi Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan vào vùng EEZ của Việt Nam đã thúc đẩy một số quốc gia bao gồm Nhật Bản, Philippines, Australia, Ấn Độ và Việt Nam tái điều chỉnh lại lực lượng quân đội và sự liên kết các chính sách ngoại giao hiệu quả hơn để chống lại sự hiếu chiến của Trung Quốc. Nhìn vào khuynh hướng này và những thay đổi liên quan trong nhận thức, Trung Quốc chắc chắn phải nhận ra rằng, hành động hiếu chiến của mình phải trả những cái giá xứng đáng bằng danh dự và chiến lược của họ.

Ý nghĩa của sự việc

Trải qua nhiều năm, Việt Nam và Mỹ đã thực hiện “kiểm soát” trước sự khiêu khích của "con rồng khổng lồ". Các nước đã tạo ra một bức tường kính-chấp nhận phần nào trước quyền lực đang gia tăng. Trung Quốc, về phần mình, đã khéo léo sử dụng chiến thuật “lát cắt salami”. Chiến thuật này còn hiệu quả  chừng nào phía bên kia thiếu kiên quyết trong việc phá vỡ sự tự kiểm duyệt của họ. Sự thành công của chiến thuật “lát cắt salami” dựa trên một quy luật: Nếu bạn đơn phương kiềm chế được đối thủ của mình, bạn có thể chiến thắng mà không cần chiến đấu. Trong bối cảnh này, bí quyết trở nên sáng tỏ: bạn phải chứng minh cho đối thủ của mình biết rằng: kiềm chế từ một chiều là không thể.

Việc di chuyển giàn khoan là mức độ cao nhất của quá trình dai dẳng thực hiện “lát cắt salami”, nhưng cũng chứng tỏ sự kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng. Kết quả của cuộc khủng hoảng này cho thấy Trung Quốc không có nhiều khác biệt- họ cũng có nỗi sợ hãi của riêng mình khi căng thẳng leo thang.

Tiến sĩ Alexander L. Vuving là P.GS tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương của Học viện An ninh Honolulu. Bài viết được đăng ngày 27/7 trên National Interest.

Chi MK (Theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: giàn khoan 981

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.