Tin mới

Trung Quốc có thể đang âm thầm hưởng lợi từ phán quyết Biển Đông

Thứ sáu, 29/07/2016, 12:03 (GMT+7)

Điều tưởng chừng như một thất bại khổng lồ dành cho Trung Quốc có thể thực sự lại là một lợi thế đối với Bắc Kinh.

Điều tưởng chừng như một thất bại khổng lồ dành cho Trung Quốc có thể thực sự lại là một lợi thế đối với Bắc Kinh.

Ngày 12/7, Tòa trọng tài Thường trực PCA tại The Hague đã đưa ra phán quyết về tranh chấp hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc. Trong số nhiều lời tuyên án hấp dẫn, tòa đã tuyên bố cái gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là không hợp lệ.

Phán quyết của tòa đã bác bỏ mọi lý luận mà Trung Quốc đưa ra, làm giảm đáng kể các quyền hàng hải của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các quan sát viên quốc tế gần như đã nhất trí với nhau, mô tả phán quyết này là chiến thắng áp đảo dành cho Manila, thất bại nặng nề đối với Bắc Kinh và làm thay đổi thế cục cho tranh chấp hàng hải tại châu Á. Nhưng cho đến nay, phán quyết chưa thay đổi được động lực cơ bản của chính trị khu vực ở Biển Đông. ASEAN, tổ chức quyền lực của khu vực đông nam á, đã kiềm chế không đưa ra lời bình cho phán quyết này tại cuộc họp của nhóm. Đây được xem là động thái do Bắc Kinh gây áp lực mà có. Trong thực tế, rõ ràng là phán quyết của tòa đang cho thấy nghịch lý là nó ít có khả năng mang lại tác động thực tế.

Quang cảnh một phiên xử của Tòa trọng tài Thường trực PCA. Ảnh: PCA

Có lẽ, nghịch lý lớn nhất của phán quyết này chính là nhiều tinh hoa chính trị tại Trung Quốc hiện đang xem nó như món quà lớn dành cho chính phủ của mình. Ít nhất, đây là phản ứng ngay lập tức sau phán quyết của một số học giả hàng đầu tại những viện Chính sách có uy tín của Bắc Kinh. Đối với những người đặt vấn đề việc Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện và những người muốn sự ràng buộc đầy ý nghĩa, kết quả này mang đến sự thất vọng cá nhân và là đòn giáng vào động cơ của họ. Nhưng đối với những người phản đối quá trình tố tụng, họ đã có thể thở dài khi bản chất của phán quyết khiến Bắc Kinh dễ dàng hợp pháp hóa nó hơn rất nhiều, chí ít là ở trong nước.

3 phe - duy thực, bảo thù và ôn hòa - hiện đang tranh giành ảnh hưởng đối với chính sách Biển Đông trong bộ máy hoạch định chính sách của Trung Quốc. Phán quyết này có khả năng tạo ra đường lối cứng rắn cho người chiến thắng trong các cuộc tranh giành nội bộ. Từ lâu, họ đã cho rằng vụ kiện nay là một âm mưu Mỹ dùng để chống Trung Quốc. Giờ đây, kết quả này đã chứng minh cho những nghi ngờ đó. Bắc Kinh hiện không phải lo lắng về việc nâng cấp kiểm soát thực tế và quản lý hành chính để củng cố hơn vị trí của mình ở Biển Đông. Trong những ngày gần đây, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tuần tra thường xuyên Biển Đông ngoài ra còn tiến hành các cuộc tập trận mới. Tư lệnh hải quân cấp cao Trung Quốc đã khẳng định quyết tâm của Bắc Kinh để hoàn thành việc xây đảo, có thể bao gồm cả những căn cứ quân sự.

Bản chất chung của phán quyết đã lôi cuốn các nhà phân tích và quan chức Trung Quốc cố để gạt nó đi. Ngay sau khi tòa tuyên án, một thứ trưởng Trung Quốc đã chỉ trích việc các thẩm phán được Philippines trả tiền để làm việc. Ông này nói rằng tòa trọng tài không hiểu văn hóa châu Á hay tranh chấp Biển Đông với lý do có tới 4 thẩm phán đến từ châu Âu và 1 người đến từ Ghana. Gần đây, một nhóm các học giả đến từ Trường Đảng Trung ương của ĐCS Trung Quốc đã kết luận rằng tòa án hiểu nhầm những tuyên bố của Trung Quốc đối với "đường 9 đoạn".

Trên mặt trận ngoại giao, quyết định của tòa gây ra trở ngại hơn là cơ hội để Manila và Bắc Kinh đạt được thỏa hiệp, ít nhất là trước mắt. Sau phán quyết, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định nó không thể dùng làm cơ sở đàm phán dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này làm đình trệ quá trình đàm phán trong khi Trung Quốc tiếp tục xây dựng các cơ sở tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong những tháng trước phán quyết, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nghe những lời kêu gọi tuân theo kết luận của tòa từ nhiều nước. Áp lực ngày càng gia tăng. Càng tới gần ngày tuyên án, càng có nhiều nước lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ và Trung Quốc đã hiếu chiến hơn. Áp lực đó giờ đã dịu đi. Một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc đã mô tả phán quyết này là "ngu ngốc". Mặc dù Trung Quốc đã liệu trước phán quyết này có lợi cho Bắc Kinh nhưng nhà ngoại giao này nói bản án vẫn là một điều bất ngờ.

Các quan chức Trung Quốc hy vọng rằng bản chất chung của phán quyết này sẽ giúp họ thuyết phục các nước khác là tòa trọng tài thiên vị. Họ sẽ không nghi ngờ gì khi tìm thấy sự an ủi là cho đến nay, chỉ có Philippines, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản và Việt Nam công khai kêu gọi Trung Quốc tuân thủ.

Thông cáo chung của ASEAN, đưa ra 2 tuần sau phán quyết, không đề cập tới cả Trung Quốc lẫn tòa trọng tài mặc dù họ bày tỏ những mối quan ngại về những phát triển gần đây, trong đó có cả việc cải tạo đất. Liên minh châu Âu cùng với nhiều nước khác đã dùng ngôn ngữ yếu đuối khi nói về phán quyết mà không kêu gọi sự tuân thủ.

Một hiệu ứng nghịch lý khác sau phán quyết là có thể tác động tới thái độ của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế. Việc Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện luôn gây nhầm lẫn trong giới học giả Trung Quốc, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý. Tuy nhiên, phán quyết đã làm suy yếu chủ trương ủng hộ cách tiếp cạn chủ động hơn đối với luật pháp quốc tế. Nó đã chứng minh bản chất chính trị của tòa. Phe "chống tham gia" hiện đang tranh cãi kịch liệt hơn, nói những người ủng hộ tham gia là ngây thơ và không tưởng khi đặt hy vọng vào luật pháp quốc tế.

Trong tương lai, bộ phận lãnh đạo được giác ngộ hơn tại Bắc Kinh có thể từng bước âm thầm tuân thủ một số phán quyết (cho dù họ công khai chống lại) để các yêu sách của họ phù hợp hơn với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sao cho đảm bảo được lợi ích của họ. Nhưng phán quyết này dường như không cho các nhà lãnh đạo Trung Quóc những cơ hội giữ thể diện.

Người ta có thể lập luận rằng về lâu dài, phán quyết sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Ví dụ, Mỹ và Nhật Bản hiện nay đang tuyên bố một số thực thể của họ tại Thái Bình Dương hiện nay là "đảo" được quyền hưởng EEZ. Tuy nhiên, theo định nghĩa hẹp về "đảo" của phán quyết, trạng thái hiện nay của các thực thể trên sẽ khiến nó từ "đảo" trở thành "đá", do đó, không được trao quyền đặc quyền kinh tế.

Thật không may, để suy nghĩ sáng tạo hơn và hướng tới tương lai sẽ đòi hỏi sự thay đổi triệt để trong suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung Quốc, nhưng không biết trước được tương lai sẽ ra sao. Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc sẽ lo ngăn chặn và đảo ngược thiệt hại lợi ích tại Biển Đông (điều mà Bắc Kinh tin là họ đã tích lũy qua nhiều thập kỷ) thay vì tìm kiếm những lợi ích chiến lược và kinh tế mới tại vùng biển này.

Dĩ nhiên, tòa án có thể đặt phán quyết của mình trên cơ sở pháp lý, không cân nhắc thận trọng về ý nghĩa địa chính trị mà nó có thể mang lại. Nhưng từ quan điểm của Bắc Kinh, phán quyết này nhìn qua giống như cú "home run" dành cho Philippines và nó thực sự đại diện cho kết quả tốt nhất từ một vụ kiện rủi ro. Theo đó, Philippines đã giành được quá nhiều trong vụ kiện này.

Phán quyết này có rất nhiều nghịch lý nhưng không phải tất cả đều không tốt đối với chính trị khu vực. Bắc Kinh đã chủ động ngăn những cuộc biểu tình lớn chống lại hán quyết, thu hút sự tin tưởng đối với tính hợp lý trong chính sách cơ bản của họ. Phán quyết này cũng khiến các nước Đông Nam Á ít có khả năng theo đuổi những vụ kiện mới. Ngoài ra, Mỹ sẽ có ít động lực hơn để tiến hành hoạt động tự do hàng hải một cách công khai hơn. Sự kiềm chế của Mỹ sẽ làm giảm khả năng xảy ra sự cố hàng hải với Trung Quốc và tạo điều kiện để ngoại giao hiệu quả hơn.

Bảo Linh (Foreignpolicy)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: phán quyết PCA