Tin mới

Truyền thông Mỹ: Mỹ đã để Bắc Cực vào tay Nga

Chủ nhật, 19/07/2015, 21:02 (GMT+7)

Chỉ huy tàu phá băng Paul Zukunft trong cuộc phỏng vấn với tạp chí tạp chí Newsweek cho rằng, hiện nay Mỹ đang tụt hậu và không có khả năng cạnh tranh với Nga ở khu vực Bắc Cực.

Chỉ huy tàu phá băng Paul Zukunft trong cuộc phỏng vấn với tạp chí tạp chí Newsweek cho rằng, hiện nay Mỹ đang tụt hậu và không có khả năng cạnh tranh với Nga ở khu vực Bắc Cực.

Tàu phá băng của Nga ở Bắc Cực

Trước hết, hiện nay Mỹ chỉ có 2 chiếc tàu phá băng chạy bằng Diesel hạng trung. Ngoài ra thỉnh thoảng có thêm một chiếc tàu phá băng loại nhỏ dung cho việc nghiên cứu. Tất cả 3 tàu này đều thuộc biên chế của Cảnh sát biển.

Trong khi đó, Nga cho đóng mới tới 6 tàu phá băng hạt nhân. Các tàu của Nga đều thuộc loại lớn và vì chạy bằng động cơ hạt nhân nên mỗi tàu có thể hoạt động độc lập với phạm vi rộng lớn.

Bên cạnh đó, hiện nay Nga cũng có hơn 10 chiếc tàu phá băng hạng trung chạy bằng Diesel và đang tiếp tục đóng mới. Mỗi chiếc tàu loại này có tải trọng khoảng 56 nghìn tấn.

Ngoài sự yếu kém của Mỹ về các đội tàu chuyên dụng, Mỹ còn không có những chiến lược cụ thể để phát triển vùng Bắc Cực. Đã một thời gian khá dài Mỹ gần như không quan tâm nhiều đến khu vực này. Trong khi đó, Bắc Cực luôn là khu vực được Moscow hết sức đầu tư và tập trung. Vào cuối năm 2014, Tổng thống Nga Putin đã phê chuẩn một chiến lược phát triển khu vực Bắc Cực, trong đó có cả việc xây dựng căn cứ Hải quân ở đây.

Một hạm đội lớn tàu phá băng sẽ cho phép Nga kiểm soát hoàn toàn khu vực Bắc Cực đầy hứa hẹn này. Mà theo dự đoán của các chuyên gia, Bắc Cực trong tương lai có thể thay thế các tuyến đường phía Nam thông qua kênh đào Suez. Các tuyến đường phía bắc là ngắn hơn và có lợi ích kinh tế hơn trong việc giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa. Con đường từ châu Âu đến châu Á mất 35 ngày thay vì 48 ngày như hiện nay. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, khu vực Bắc Cực đã hầu như bị bỏ rơi. Nhưng trong những năm gần đây, phía Nga đang tích cực khôi phục trở lại các hoạt động tại nơi đây, bao gồm cả việc xây dựng lại các căn cứ quân sự thời Liên Xô.

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, Bắc Cực là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, ước tính tới 15% lượng dầu còn lại của thế giới và 30% trữ lượng khí đốt tự nhiên nằm ở đây. Bắc Cực cũng có ý nghĩa rất lớn về địa chính trị trong khu vực, cũng như triển vọng cho ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Theo Yên Hưng/Newsland

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.