Tin mới

Tuyệt chiêu chế biến lòng lợn thơm ngon, giòn, hấp dẫn

Thứ tư, 16/09/2015, 14:39 (GMT+7)

Với một vài kĩ năng chế biến dưới đây, bạn sẽ nắm trong tay các bí kíp để có thể dễ dàng chế biến cho gia đình mình món lòng lợn thơm ngon, giòn và hấp dẫn.

Với một vài kĩ năng chế biến dưới đây, bạn sẽ nắm trong tay các bí kíp để có thể dễ dàng chế biến cho gia đình mình món lòng lợn thơm ngon, giòn và hấp dẫn.

Chọn lòng lợn

Nên chọn đoạn lòng đầu sẽ dày và thơm ngon hơn đoạn lòng cuối. Ảnh nguồn: Internet 

Công đoạn chọn lòng lợn cũng đòi hỏi kinh nghiệm, các  mẹ nội trợ nên chọn những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng và vệ sinh. 

Nên chọn đoạn lòng đầu sẽ dày và thơm ngon hơn đoạn lòng cuối. Nên lựa chọn lòng có màu hồng nhạt, ống ruột căng tròn và có cuống bé, chất dịch bên trong có màu trắng sữa. 

Cần lưu ý những đoạn lòng mỏng và dẹt, bên trong chứa dịch vàng là những đoạn lòng sẽ bị dai và đắng.

Xử lý lòng lợn 

Không nên tuốt lòng quá kĩ sẽ làm lòng mất vị ngon. Ảnh nguồn: Internet

Đây là khâu quan trọng vì nếu tuốt lòng quá kĩ cũng sẽ làm lòng mất ngon vì càng tác động nhiều lòng sẽ càng mất đi vị ngon.

Do đó, đối với lòng non, bạn chỉ nên xả qua dưới vào nước cho mất dịch bên trong rồi rửa lại. 

Chế biến lòng

Khâu cuối cùng là chế biến, việc lựa chọn được lòng lợn ngon nhưng không biết cách chế biến cũng khiến bữa ăn của bạn mất đi vị ngon. Để lòng lợn khi chế biến xong vẫn giòn, thơm và hấp dẫn cần chú ý.

Lòng luộc thì nước phải sôi sục thì mới được cho lòng vào.Chú ý cho thêm chút gừng để lòng luộc có vị thơm, át đi mùi tanh của nội tạng. Đun đến khi nước sôi lại, lòng chuyển sang màu hồng thì để thêm khoảng 2 đến 3 phút thì vớt ra. 

Lòng nên cho vào khi nước đang sôi sục để đảm bảo không bị dai. Ảnh nguồn: Internet

Chú ý là lòng luộc càng lâu sẽ càng bị dai. Tuyệt chiêu mà nhiều chị em không hề biết đó là nên thả đoạn lòng sau khi đã luộc vào âu nước đá, pha chanh (có thể pha phèn chua hoặc giấm gạo).

Cho ngập lòng, điều này sẽ giúp lòng trở nên trắng giòn. Sau khi nguội, vớt lòng và thái bày lên đĩa.

Lòng thường được ăn kèm rau húng, chấm nước  mấm pha gừng, ớt, chanh. 

Chú ý: Khi luộc không nên thả lòng vào ngay từ đầu mà phải chờ nước sôi mới thả lòng vào. Đối với dạ dày không nên luộc sau lòng mà nên luộc trước, sau đó cho vào tô nước nóng rồi hấp lại. Dạ dày sẽ nở to, giòn và mềm hơn. 

Minh Di (tổng hợp)
 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news