Tin mới

Ukraine tổng động viên sau khi Nga “tuyên bố chiến tranh”

Thứ hai, 03/03/2014, 15:03 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Sau khi Nga bị các lãnh đạo Ukraine cáo buộc “tuyên bố chiến\ntranh”, Thủ tướng Nga cảnh báo hôm Chủ nhật (2/2) máu có thể đổ giữa những bất\nổn tại đất nước láng giềng.>>Cựu Tổng thống Ukraine xuất hiện trước công chúng tại Nga>> Ông Obama: Nga sẽ phải “trả giá” nếu can thiệp quân sự vào Ukraine

(Tinmoi.vn) Sau khi Nga bị các lãnh đạo Ukraine cáo buộc “tuyên bố chiến tranh”, Thủ tướng Nga cảnh báo hôm Chủ nhật (2/2) máu có thể đổ giữa những bất ổn tại đất nước láng giềng.

Ukraine tổng động viên sau khi Nga tuyên bố chiến tranh

Một toán lính có vũ trang tuần tra xung quanh một căn cứ bộ binh ở làng Perevalne, bán đảo Crimea. Hàng trăm lính trang bị vũ khí trong xe tải và xe bọc thép đã bao vây các căn cứ, chặn đường thoát của quân lính Ukraine, hôm Chủ nhật (2/3).

Kiev đã động viên quân đội và chuẩn bị quân dự bị khi khủng hoàng ngày càng leo thang dấy lên những nỗi sợ hãi về một cuộc đụng độ. Trong khi các lãnh đạo thế giới cũng đang cùng tìm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

Theo tin tức từ trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói: “Việc này chỉ kết thúc bằng một cuộc cách mạng mới. Một cuộc đổ máu mới.”

Trong khi các quan chức cho rằng can thiệp của Nga vào bán đảo Crimea đã quá rõ ràng.

Hiện, Nga đang đưa quân tới ba căn cứ quân sự ở Crimea hôm Chủ nhật vừa qua, và yêu cầu Ukraine đầu hàng giao nộp vũ khí, theo phát ngôn viên của Trung tâm truyền thông Crimea của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.

Một lãnh đạo cấp cao của Mỹ cho biết: “Chiều muộn hôm Chủ nhật (2/2), quân đội Nga đã hoàn toàn kiểm soát được bán đảo Crimea.” Mỹ ước tính có 6000 lính bộ binh Nga và các lực lượng hải quân khác đang ở khu vực này.

Một quan chức khác cho biết: “Họ (quân đội Nga – PV) chắc chắn đang làm nhiệm vụ, vận chuyển quân tiếp viện và đóng quân.”

Qua điện thoại, phát ngôn viên của truyền thông Crimea, ông Seleznyov nói rằng quân đội Nga đã phong tỏa đường vào các căn cứ nhưng không có cuộc đụng độ nào xảy ra giữa quân đội hai bên ở Crimea, tuy nhiên quân đội Uraine sẽ tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước.

Thủ tướng lâm thời của Ukraine nói: “ Đây là một cảnh báo đỏ chứ không phải là một đe dọa. Đây thực sự là một tuyên bố chiến tranh đối với đất nước tôi.”

Trong bài phát biểu ở Tòa Quốc hội ở  thủ đô Kiev, ông yêu cầu Tổng thống Nga “cho quân đội rút về và tuân theo các giao ước quốc tế. Chúng tôi đang ở trên bờ vực thảm họa.”

Trong vòng xoáy khủng hoảng đang nhấn chìm Crimea, Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích cái gọi là “hành động hiếu chiến kinh ngạc” của Nga.

Ông Kerry sẽ tới Ukraine vào ngày mai (4/3) và trước đó đã cảnh báo những hậu quả kinh tế nếu Nga không chịu rút quân.

Trong khi đó, đại sứ của Ukraine tại Liên hợp quốc vẫn kêu gọi thêm các trợ giúp quốc tế.

Đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao

Tại Brussel, Bỉ, một cuộc họp khẩn cấp giữa các đại sứ NATO đã được thành lập để bàn bạc về vấn đề Ukraine.

Tổng thư ký NATO ông Anders Fogh Rasmussen nói với các phóng viên: “Việc Nga đang làm vi phạm các ngyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, rằng Nga đang hợp pháp hóa một vi phạm trong luật pháp quốc tế." Ông kêu gọi Nga tuân theo các cam kết quốc tế, rút quân về căn cứ và kiềm chế các hành động can thiệp vào Ukraine.

Ông Rasmussen cũng thúc giục các bên ký một hiệp ước hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, và Liên hợp quốc nên gửi các quan sát viên tới Ukraine.

Văn phòng của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết ông Putin đã chấp nhận đề nghị thiết lập “nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp” cho Ukraine, và bắt đầu một cuộc đàm phán chính trị.

Theo phương Tây hay theo nước Nga?

Ukraine, một quốc gia 45 triệu người đủ mọi tầng lớp nối miền Tây Nam Nga và châu Âu, đã chìm trong các cuộc bạo động từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị trục xuất vào ngày 22/2 theo sau một loạt các cuộc biểu tình đường phố đẫm máu làm hàng trăm người thương vong.

Các cuộc biểu tình nổ ra bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái khi cựu Tổng thống Yanukovych hoãn ký hiệp ước thương mại với EU, thay vào đó thắt chặt quan hệ với Nga.

Từ đó, Ukraine phải đối mặt với sự chia rẽ sâu sắc, với sự ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine của phương Tây, tranh cãi với liên minh châu Âu trong khi phương Đông nghiêng về ảnh hưởng lớn của Nga lên Ukraine.

Crime trở thành điểm nóng nhạy cảm nhất, pháo đài lớn cuối cùng của phe đối lập chống lại chính phủ mới. Ukraine nghi ngờ Nga đứng đằng sau các cuộc bạo loạn nổ ra tại khu vực tự trị này có nguy cơ chia cắt Ukraine.

Vào tối Chủ nhật (2/3), điện đã bị cắt tại các trụ sở của Hải quân Ukraine ở Crimea khiến các quan chức lo ngại vụ việc sẽ sớm châm ngòi cho một vụ tấn công, ông Seleznyov nói.

Việc cắt điện diễn ra chỉ vài giờ sau khi tư lệnh hải quân Ukraine mới nhậm chức vài ngày đã tuyên bố ông trung trành với Nga, theo chính quyền tự trị Crimea cho biết.

Phương Tây lo lắng

Cuộc khủng hoảng Ukraine làm rung lên một hồi chuông báo động ở phương Tây và nhận về vô số lời chỉ trích từ các lãnh đạo các quốc gia G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ.

Nga bị chỉ trích “vi phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹ lãnh thổ của Ukraine,” và nghi ngờ những động thái này được Nga lên kế hoạch chuẩn bị cho hội nghị G8 dự kiến được tổ chức tại Sochi vào tháng 6.

Canada đã điều đại sứ nước này ở Moscow về nước. Trong khi các quan chức cấp cao của Obama hôm thứ 7 đã miêu tả các can thiệp vào Ukraine của Nga là yếu ớt và xuất phát từ một lãnh đạo không được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Khi được hỏi về cách giải quyết cụ thể đối với Nga trong vấn đề về Ukraine, Hội đồng lãnh đạo này nhấn mạnh, Hội nghị G8 sắp tới được tổ chức ở Sochi, Nga đã bị hủy bỏ. Về lâu dài, các biện pháp trừng phạt thương mại có thể được áp dụng, nhưng chưa rõ cụ thể sẽ là các biện pháp nào.

Trong cuộc đàm phán cuối tuần qua với ông Putin, Tổng thống Obama cũng khẳng định “nếu Nga tiếp tục can thiệp vào chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ gây ra những hậu quả không mấy tốt đẹp của Nga đối với quốc tế,” theo phát ngôn từ Nhà Trắng.

Thủ tướng Anh cho biết, ông đồng thuận với Obama: “Chúng tôi đã đồng ý rằng hành động của Nga là không chấp nhận được và họ sẽ phải trả giá xứng đáng nếu không thay đổi ý định.”

Ngoại trưởng Anh William Hague cũng đã đến Kiev hôm Chủ nhật (2/3) để bàn bạc với các lãnh đạo của nước này.

W.2 (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news